SKKN Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học tại Trường Mầm non Phúc Lợi - Quận Long Biên
Công tác quản lý xây dựng văn hóa ứng xử trường học là rất quan trọng, như một nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn xã hội chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt là công tác của Hiệu trưởng trong việc tổ chức, phối hợp hoạt động của các tổ chức đoàn thể, tác động trực tiếp tới giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Để xây dựng văn hóa nhà trường, Hiệu trưởng vừa thực hiện vai trò của một nhà quản lý, vừa thực hiện vai trò của một nhà lãnh đạo hay nói cách khác, Hiệu trưởng chính là người định hướng cho văn hóa ứng xử trong nhà trường, là tâm điểm thống nhất các giá trị trong nhà trường. Cùng với các hoạt động khác, xây dựng văn hóa ứng xử trường học cũng là trách nhiệm lớn của Hiệu trưởng. Quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở một nhà trường phải là việc làm lâu dài, có chủ đích rõ ràng và tiếp nối các chủ thể quản lý nhà trường cùng với sự thống nhất, đồng thuận của tập thể sư phạm.
Văn hóa nhà trường có tác động đến mọi khía cạnh sư phạm của nhà trường và ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường. Phát triển văn hóa nhà trường có ý nghĩa tích cực đối với trẻ em, đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Trên thực tế, trong những năm gần đây, công tác quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại trường Mầm non Phúc Lợi, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội đã có những bước chuyển biến đáng kể song hiệu quả chưa đáp ứng kịp với sự chuyển biến của văn hóa xã hội. Vì vậy tôi chọn đề tài ‘‘Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học tại trường Mầm non Phúc Lợi - Quận Long Biên”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học tại Trường Mầm non Phúc Lợi - Quận Long Biên

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn hóa là thể tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Đó là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục học sinh. Do vậy, xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường. Không những thế, văn hóa ứng xử trường học là một phần vô cùng quan trọng trong văn hóa nhà trường, là một phần diện mạo riêng của trường này so với trường khác. Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường. Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025”. Công tác quản lý xây dựng văn hóa ứng xử trường học là rất quan trọng, như một nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn xã hội chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt là công tác của Hiệu trưởng trong việc tổ chức, phối hợp hoạt động của các tổ chức đoàn thể, tác động trực tiếp tới giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Để xây dựng văn hóa nhà trường, Hiệu trưởng vừa thực hiện vai trò của một nhà quản lý, vừa thực hiện vai trò của một nhà lãnh đạo hay nói cách khác, Hiệu trưởng chính là người định hướng cho văn hóa ứng xử trong nhà trường, là tâm điểm thống nhất các giá trị trong nhà trường. Cùng với các hoạt động khác, xây dựng văn hóa ứng xử trường học cũng là trách nhiệm lớn của Hiệu trưởng. Quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở một nhà trường phải là việc làm lâu dài, có chủ đích rõ ràng và tiếp nối các chủ thể quản lý nhà trường cùng với sự thống nhất, đồng thuận của tập thể sư phạm. Văn hóa nhà trường có tác động đến mọi khía cạnh sư phạm của nhà trường và ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường. Phát triển văn hóa nhà trường có ý nghĩa tích cực đối với trẻ em, đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Trên thực tế, trong những năm gần đây, công tác quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại trường Mầm non Phúc Lợi, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội đã có những bước chuyển biến đáng kể song hiệu quả chưa đáp ứng kịp với sự chuyển biến của văn hóa xã hội. Vì vậy tôi chọn đề tài ‘‘Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học tại trường Mầm non Phúc Lợi - Quận Long Biên”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học tại trường Mầm non Phúc Lợi - Quận Long Biên. Mục tiêu của Sáng kiến là tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, phụ huynh để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Tại Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố Hà Nội; Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Công văn số 344/SGD&ĐT -CTTT ngày 15/2/2017 của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học; Kế hoạch số 2602/KH-SGD&ĐT ngày 31/8/2022 của Sở GD&ĐT Hà Nội về Hướng dẫn nhiệm vụ năm học; Kế hoạch số 28/KH- PGD&ĐT ngày 23/9/2022 của Phòng GD&ĐT Long Biên về Kế hoạch giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho trẻ 5-6 tuổi, việc tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố Hà Nội của ngành GD&ĐT Long Biên; Kế hoạch số 02 /KH- MNPL ngày 06/9/2022 của Trường mầm non Phúc Lợi về việc tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố Hà Nội. Đặc biệt, trong năm học này 100% Trường mầm non Phúc Lợi cùng với các trường trong Quận hưởng ứng chương trình: “Văn hóa chào” trong các nhà trường được CBGVNV, học sinh và phụ huynh nhiệt tình tham gia. Để từ đó, văn hóa chào đi vào đời sống hàng ngày của mọi người nó như một thói quen thể hiện cho nếp sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội nói riêng và của người Việt nam nói chung. 2. Thực trạng vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử ở trường Mầm non Phúc Lợi 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về xây dựng văn hóa ứng xử trường học. Đa số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường đều đánh giá vai trò của công tác xây dựng văn hóa ứng xử trường học là rất quan trọng và quan trọng. Như vậy, văn hóa ứng xử trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của nhà trường. Để phát triển nhà trường theo mục tiêu giáo dục thì việc xây dựng, cải thiện và phát huy những nhân tố tích cực giúp văn hóa ứng xử trong trường học trong sạch, lành mạnh là rất cần thiết. Nhìn chung đánh giá về các mối quan hệ hiện nay trong nhà trường cơ bản là rất tốt và mẫu mực. Tuy nhiên trong quan hệ giữa giáo viên với giáo viên vẫn còn có đánh giá không tốt, chủ yếu là mâu thuẫn nhỏ lẻ, do tính cá nhân chưa thực sự tự tu dưỡng rèn luyện nên không vượt qua được thói đố kị hẹp hòi. Điều này giúp hiệu trưởng có các giác quan chân thực hơn về các mối quan hệ giữa các đối tượng trong nhà trường để đưa ra những dự đoán cũng như những giải pháp tích cực kịp thời giải quyết tốt các mâu thuẫn, phát huy các mối quan hệ tích cực nhân rộng trong nhà trường. 2.2. Thực trạng quản lý văn hóa ứng xử ở trường Mầm non Phúc Lợi Hiệu trưởng đã đưa nội dung xây dựng ứng xử vào kế hoach chung của nhà trường, trong đó đã tiến hành các biện pháp thực hiện kế hoạch đó. Công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện lồng ghép vào buổi giao ban công tác tháng, sơ kết, tổng kết. Tuy nhiên, công tác xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển văn hóa nhà trường đã thực hiện nhưng chưa hiệu quả. Việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra giám sát chưa mang lại hiệu quả. 2.3. Thực trạng các mối quan hệ ứng xử trong tập thể nhà trường Các mối quan hệ ứng xử trong nhà trường ngày càng cởi mở, dân chủ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mối quan hệ mang tính chất độc đoán của người quản lý với cấp dưới, của thầy với trò; Sự đố kỵ, ghen ghét giữa các đồng nghiệp, gây mất đoàn kết nội bộ. Những tồn tại trên, cán bộ quản lý cần có biện pháp phù hợp để khắc phục nhằm xây dựng môi trường sư phạm đoàn kết, cùng hướng tới mục tiêu chung của nhà trường. 2.4. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng văn hóa ứng xử tại trường mầm non Phúc Lợi. 2.4.1. Thuận lợi: Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử trường học của bản thân người Hiệu trưởng cũng như các thành viên trong nhà trường đều khẳng định vai trò và tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trường học. Không những vậy, vai trò của hiệu trưởng trong xây dựng văn hóa ứng xử trường học là rất quan trọng và đều được mọi người đánh giá cao, có sự thống nhất trong tổ chức. Hiệu trưởng hiểu biết rõ trách nhiệm, đặc biệt là quyền hạn của mình. Trong hành xử công việc và các mối quan hệ khá tự tin. Hiệu trưởng là nhà quản lý có tính kế hoạch, tính khoa học cao trong việc tổ chức công việc của nhà trường và công tác cá nhân. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng là người gương mẫu thực hiện pháp luật và những quy định của nhà nước trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn của đơn vị mình quản lý, chủ động xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường. Các biện pháp dân chủ hóa trong nhà trường được Hiệu trưởng quan tâm đẩy mạnh, có sự quan tâm đến các thành viên trong nhà trường. 2.4.2.Khó khăn - Một số giáo viên, nhân viên chưa nhận thức đầy đủ vị trí vai trò của văn hóa ứng xử trong việc nâng cao thương hiệu của nhà trường. - Việc nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của mọi thành viên trong nhà trường là rất khó khăn. Hơn thế nữa, quản lý là một nghệ thuật, nghệ thuật điều khiển con người, việc lãnh đạo quản lý không chỉ áp đặt ý chí của Hiệu trưởng lên những thành viên trong nhà trường một cách thụ động, cần phải cố gắng làm phát sinh lòng ham muốn công tác tự nguyện của mọi người. Chưa xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển văn hóa ứng xử trong nhà trường. Việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá văn hóa ứng xử trong nhà trường còn chưa rõ ràng. 3. Các biện pháp thực hiện đề xây dựng văn hóa ứng xử ở trường Mầm non Phúc Lợi. 3.1. Giải pháp 1: Lập kế hoạch chiến lược phát triển văn hóa ứng xử của nhà trường. Xây dựng quy chế làm việc và chương trình hành động. Hiệu trưởng nắm tình hình lập kế hoạch phát triển văn hóa ứng xử do mình phụ trách về mọi mặt. Nhà trường cần ban hành các quy định về văn hóa ứng xử tại Trường lồng ghép vào các quy định, quy chế như: Quy chế văn hóa công sở, Quy định đánh giá xếp loại công chức, viên chức hàng tháng, Qui định trang phục, giao tiếp đối với phụ huynh khi ra vào trường. Với mỗi nhiệm vụ đặt ra mục tiêu cụ thể: * Quy tắc ứng xử chung - Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức, người lao dộng và học sinh. - Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác. Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan sư phạm, xây dựng môi tường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp. - Cán bộ quản lý, giáo viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; nhân viên phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục và tính chất công việc; phụ huynh và khách đến trường phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục. Không sử dụng trang phục gây phản cảm. Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục. - Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác. Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể. * Ứng xử của cán bộ quản lý: - Ứng xử với trẻ: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu; yêu thương, trách nhiệm, bao dung; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ trẻ. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành. - Ứng xử với giáo viên, nhân viên: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên và nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổ lỗi. - Ứng xử với phụ huynh: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi. - Ứng xử với khách đến trường: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, lịch sự, đúng mực. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. * Ứng xử của giáo viên: - Ứng xử với trẻ: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của trẻ. - Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý. - Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết. - Ứng xử với cha mẹ trẻ: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi. - Ứng xử với khách đến trường: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. *Ứng xử của nhân viên: - Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung, giúp đỡ. Không gây khó khăn, phiền hà, xúc phạm, bạo lực. - Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, hợp tác; chấp hành các nhiệm vụ được giao. Không né tránh trách nhiệm, xúc phạm, gây mất đoàn kết, vụ lợi. - Ứng xử với đồng nghiệp: Ngôn ngữ đúng mực, hợp tác, thân thiện. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, né tránh trách nhiệm. - Ứng xử với phụ huynh và khách đến trường: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. * Ứng xử của cha mẹ trẻ: - Ứng xử với trẻ: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, chia sẻ, khích lệ, thân thiện, yêu thương. Không xúc phạm, bạo lực. - Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm. * Ứng xử của khách đến trường: - Ứng xử với trẻ: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, thân thiện. Không xúc phạm, bạo lực. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Đúng mực, tôn trọng. Không bịa đặt thông tin. Không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm - Triển khai kế hoạch xây dựng văn hóa. Quan sát, đánh giá kế tquả thực hiện văn hóa nhà trường. 3.2. Giải pháp 2: Tổ chức nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường nhằm xây dựng môi trường văn hóa ứng xử trong sạch, lành mạnh thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Xây dựng kế hoạch để nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử trong nhà trường cho giáo viên, cán bộ, nhân viên. Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, học sinh, gia đình và cộng đồng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học; về mục đích, ý nghĩa, biện pháp, trách nhiệm của nhà trường, gia đình người học, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương đối với việc xây dựng
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_chi_dao_xay_dung_van_hoa.docx