SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp tại Trường Tiểu học số 1 xã Mường Than
Quá trình giáo dục là một bộ phận của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất, quá trình đó không những được thực hiện qua các hoạt động giáo dục trên lớp mà còn thực hiện qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Điều lệ Trường Tiểu học ban hành theo Quyết định số 3257/GD-ĐT ngày 08/01/1994 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo đã quy định rõ: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường quản lí và tổ chức cho tất cả các học sinh bao gồm các hình thức: Sinh hoạt tập thể, hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch; Các hình thức lao động sản xuất, sinh hoạt chính trị xã hội, các hoạt động từ thiện, sinh hoạt Hội Chữ thập Đỏ... phù hợp với đặc điểm, trình độ học sinh Tiểu học” (Điều 27, chương 3, trang 20).
Nội dung giáo dục Tiểu học bao gồm: Nội dung dạy các môn học và nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Văn bản pháp quy về mục tiêu Giáo dục Tiểu học ban hành theo Quyết định số 2957/GD - ĐT ngày 14/11/1994 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo nêu rõ là phải xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và vai trò của giáo dục ngoài giờ lên lớp là “Góp phần hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động” (Điều 27, mục 2, chương 2, Luật Giáo dục)
Như vậy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có một vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục của học sinh, nó là một bộ phận cấu thành chủ yếu trong hoạt động giáo dục trẻ em một cách toàn diện chứ không phải là hoạt động “phụ khoá” trong nhà trường Tiểu học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo nên mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Qua đó, nhà trường phát huy được vai trò tích cực đối với xã hội và ngược lại huy động được sức mạnh của xã hội tham gia phát triển nhà trường và giáo dục học sinh. Nó còn là một trong những kế hoạch đào tạo, giáo dục của nhà trường được quy định trong Điều lệ trường Tiểu học.
Điều đó chứng tỏ rằng vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập ở trên lớp với giáo dục học sinh ở ngoài lớp. Đó là sự chuyển hoá giữa giáo dục với tự giáo dục, chuyển hoá những yêu cầu về chuẩn mực hành vi đã được quy định thành hành vi và thói quen tương ứng. Muốn có sự chuyển hoá này diễn ra thì phải thông qua các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, xã hội, vui chơi giải trí và qua giao lưu với bạn bè, với các thầy, cô giáo, với cha mẹ và mọi người xung quanh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp tại Trường Tiểu học số 1 xã Mường Than

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THAN UYÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 XÃ MƯỜNG THAN TỔ VĂN PHÒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Người thực hiện: Đoàn Thị Thùy Chức vụ: Giáo viên – Tổng phụ trách Năm thực hiện: 2012 - 2013 PHẦN MỞ ĐẦU I/ Lý do chọn đề tài: Quá trình giáo dục là một bộ phận của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất, quá trình đó không những được thực hiện qua các hoạt động giáo dục trên lớp mà còn thực hiện qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Điều lệ Trường Tiểu học ban hành theo Quyết định số 3257/GD-ĐT ngày 08/01/1994 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo đã quy định rõ: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường quản lí và tổ chức cho tất cả các học sinh bao gồm các hình thức: Sinh hoạt tập thể, hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch; Các hình thức lao động sản xuất, sinh hoạt chính trị xã hội, các hoạt động từ thiện, sinh hoạt Hội Chữ thập Đỏ... phù hợp với đặc điểm, trình độ học sinh Tiểu học” (Điều 27, chương 3, trang 20). Nội dung giáo dục Tiểu học bao gồm: Nội dung dạy các môn học và nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Văn bản pháp quy về mục tiêu Giáo dục Tiểu học ban hành theo Quyết định số 2957/GD - ĐT ngày 14/11/1994 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo nêu rõ là phải xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và vai trò của giáo dục ngoài giờ lên lớp là “Góp phần hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động” (Điều 27, mục 2, chương 2, Luật Giáo dục) Như vậy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có một vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục của học sinh, nó là một bộ phận cấu thành chủ yếu trong hoạt động giáo dục trẻ em một cách toàn diện chứ không phải là hoạt động “phụ khoá” trong nhà trường Tiểu học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo nên mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Qua đó, nhà trường phát huy được vai trò tích cực đối với xã hội và ngược lại huy động được sức mạnh của xã hội tham gia phát triển nhà trường và giáo dục học sinh. Nó còn là một trong những kế hoạch đào tạo, giáo dục của nhà trường được quy định trong Điều lệ trường Tiểu học. Điều đó chứng tỏ rằng vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập ở trên lớp với giáo dục học sinh ở ngoài lớp. Đó là sự chuyển hoá giữa giáo dục với tự giáo dục, chuyển hoá những yêu cầu về chuẩn mực hành vi đã được quy định thành hành vi và thói quen tương ứng. Muốn có sự chuyển hoá này diễn ra thì phải thông qua các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, xã hội, vui chơi giải trí và qua giao lưu với bạn bè, với các thầy, cô giáo, với cha mẹ và mọi người xung quanh. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức cơ bản về văn hoá - khoa học kĩ thuật cho học sinh; trực tiếp rèn luyện phẩm chất nhân cách, tài năng cho học sinh để học sinh có niềm tin và hành động theo những chuẩn mực đạo đức; tạo điều kiện cho học sinh hòa nhập cuộc sống với cộng đồng xã hội, rèn luyện một số kĩ năng giao tiếp, ứng xử, tự quản, tự to chức các hoạt động của cá nhân và tập thể; phát huy vai trò của nhà trường với đời sống xã hội, tạo điều kiện để các lực lượng ngoài xã hội cùng tham gia giáo dục học sinh và xây dựng nhà trường một cách toàn diện. Mặt khác trên thực tế tôi nhận thấy rõ những thuận lợi và sự đồng thuận ủng hộ của các ban ngành đoàn thể trong nhà trường dành cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp cụ thể là: BGH nhà trường quan tâm tạo mọi điều kiện để hoạt động ngoài giờ lên lớp được to chức một cách hiệu quả. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề; Phần lớn học sinh chăm ngoan, tích cực học tập và rèn luyện. Trong nhiều năm qua nhà trường và các tổ chức đoàn thể liên tục đạt được danh hiệu thi đua: “Trường tiên tiến xuất sắc” được Ủy ban Nhân dân huyện Than Uyên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu công nhận: Danh hiệu “Trường học thân thiện- Học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013 được Bộ Giáo dục tặng bằng khen;Và đặc biệt một vinh dự lớn nhất trong năm học: 2012 - 2013 nhà trường được công nhận “Trường chuẩn Quốc gia mức độ I” Năm học: 2012-2013 toàn trường có 5 khối lớp với 438 học sinh, để gây hứng thú hoạt động cho học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà không bị đơn điệu, nhàm chán, tôi đã vận dụng đổi mới phương pháp hoạt động, quan tâm tới hình thức tổ chức hoạt động sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng khối lớp nhằm thu hút toàn thể mọi học sinh đều tham gia. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường được tổ chức thường xuyên trong năm học với nhiều hình thức phong phú đa dạng, như thi văn nghệ, thể dục thể thao, thi biểu diễn thời trang về bảo vệ môi trường, thi kể chuyện Bác Hồ, tổ chức giao lưu Tiếng Việt của chúng em, thi nét đẹp đội viên, trò chơi dân gian... Công tác xã hội hóa giáo dục được nhà trường quan tâm, chú trọng và đã thu được kết quả nhất định, các bậc phụ huynh đã đồng thuận và ủng hộ các chủ trương các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. đồng thời nhà trường đã tổ chức các phong trào, các hoạt động ngoại khóa theo chủ điểm hàng tháng và thông báo rộng rãi tới toàn thể các bậc phụ huynh cùng nắm bắt và có thể giúp đỡ động viên các phong trào cũng như khuyến khích con em mình tham gia. Là giáo viên - tổng phụ trách Đội tôi được phân công trực tiếp phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi thấy cần có một định hướng đúng đắn, một kế hoạch khả thi để giáo viên và học sinh trong nhà trường tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và làm sao để hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ trở thành một phong trào thi đua, là mục tiêu phấn đấu, là động lực thúc đẩy quá trình học tập cũng như sự mong muốn được đến trường vào mỗi buổi sáng khi thức dậy của các em tôi đã chủ động đưa vấn đề này ra bàn bạc với Hội đồng sư phạm nhà trường để quyết tâm triển khai hoạt động này và tìm ra cách thức, con đường, các giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng giáo dục và đó cũng chính là nâng cao chất lượng giáo dục ngoài giờ lên lớp. Qua một số năm to chức triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại đơn vị, tôi đã thu được những thành công và tích luỹ được một số kinh nghiệm về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và viết thành sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” tại Trường Tiểu học số 1 xã Mường Than II/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: 438/438 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 Trường TH số 1 xã Mường Than. - Thời gian nghiên cứu trong 2 năm, năm học 2011- 2012 và năm học 2012-2013 - Đối tượng nghiên cứu:“Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp” tại Trường Tiểu học số 1 xã Mường Than III/ Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học số 1 xã Mường Than. - Đề xuất một số giải pháp thực hiện đạt hiệu quả trong công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp để áp dụng tại Trường Tiểu học số 1 xã Mường Than. IV/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Qua nghiên cứu chuyên đề giúp giáo viên - tổng phụ trách thấy được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học, biết phối hợp lập kế hoạch hoạt động, thiết kế một số mô hình hoạt động cho thiếu nhi vui chơi, giao lưu, học hỏi lẫn nhau và phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em. Tổ chức thực hiện tại liên đội và có tính chất thúc đẩy các phong trào thi đua trong toàn liên đội. Mỗi hoạt động thiết kế đều mang tính kế thừa nhưng có tính sáng tạo phù hợp, hoạt động thiết kế và tổ chức được thực hiện ngay trong nhà trường qua thực hiện chuyên đề này tổng phụ trách tự đúc rút được kinh nghiệm, tìm ra những biện pháp thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp và hiệu quả với đơn vị mình đang công tác.Việc áp dụng chuyên đề này tại đơn vị tôi đang công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã đi vào nề nếp đạt hiệu quả tốt trong từng chủ điểm. Các hoạt động học tập, các hoạt động phong trào giữa các lớp, các khối diễn ra sôi nổi và có chuyển biến rõ rệt qua mỗi học kỳ. Như vậy có thể khẳng định rằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những con đường cơ bản góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh ngay trong nhà trường. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Cơ sở lý luận Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Theo luận điểm tâm lý học, hoạt động và giao tiếp là nhân tố chủ yếu trong sự hình thành và phát triển nhân cách, ở nhà trường các hoạt động ngoài giờ như vui chơi, văn nghệ, trò chơi dân gian, kể chuyện, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, vườn trường... cùng các quan hệ giao tiếp của học sinh là điều kiện để các em rèn luyện hành vi, thái độ, tình cảm và củng cố kiến thức một cách chắc chắn hơn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao giờ cũng được to chức trong mối quan hệ của tập thể, trong tập thể diễn ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú và các mối quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm, nhóm với nhóm, nhóm với tập thể. Tác động của tập thể đến nhân cách cá nhân, nhóm qua các hoạt động. Đối với học sinh tiểu học, thời gian hoạt động ngoài giờ lên lớp chiếm một phần không nhỏ, do đó ở lứa tuổi này nếu học sinh được tổ chức hoạt động theo nội dung khoa học, hợp lý, đúng cách và đúng lúc thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ đem lại tác dụng tích cực, phát triển năng khiếu, tính tình, sở thích, hứng thú của các em. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, học sinh nắm được cách cư xử, biết điều chỉnh hành vi ứng xử của mình với bạn bè, với thầy cô, ông bà, cha mẹ, các quy tắc đạo đức, thái độ thật thà, tinh thần tập thể, tính sáng tạo, sự đoàn kết.Ngoài ra, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn phát triển ở các em khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng, cá tính, lòng dũng cảm, sự kiên trì, sức lao động, kỹ năng sống. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh, chính là tổ chức cho các em thực sự tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội, chính điều này đã tác động lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học. Mặt khác, cũng qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giúp các em củng cố khắc sâu những kiến thức đã học ở các môn học trên lớp và phát triển, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động, tình cảm yêu thương, cảm thông chia sẻ biết chúc mừng bạn bè người thân khi có chuyện vui, biết nói lời cảm thông chia sẻ khi gặp chuyện buồn, biết “đứng dậy khi vấp ngã”, biết vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống. .Trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các em có thể tự khẳng định mình trước cộng đồng, nên dạng hoạt động này có sức hấp dẫn mạnh đối với trẻ em vốn rất hiếu động, ham muốn tham gia sinh hoạt tập thể và muốn tự khẳng định mình trước bạn bè đặc biệt là thầy cô. Do vậy, trong quá trình giáo dục ở nhà trường dựa trên những lợi thế này để lôi cuốn, thu hút các em và tổ chức khéo léo sinh động, đa dạng, thường xuyên thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn, nhất là khi các hoạt động này lại do chính các em tự tổ chức, tự nguyện tham gia và tham gia hết mình thì càng có ý nghĩa giáo dục mạnh mẽ. II. Thực trạng của vấn đề - Thực tế qua nhiều năm làm công tác phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tôi nhận thấy các em học sinh còn rất nhút nhát không dám tham gia hoạt động nhất là hoạt động biểu diễn trước chi đội, liên đội hay trước tập thể giáo viên và học sinh toàn trường, không có năng khiếu về múa hát, hát sai lời, sai giai điệu của bài hát. Có những em muốn tham gia hoạt động nhưng lại sợ thực hiện sai bị thầy cô và các bạn chê cười. - Các em đội viên trong ban chỉ huy liên đội, chi đội không biết to chức một hoạt động tập thể dù là một hoạt động đơn giản như sinh hoạt văn nghệ của lớp, tổ chức sinh hoạt sao cho các em học sinh lớp 1,2 hay tổ chức một trò chơi dân gian... - Hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh, bồn hoa thảm cỏ, các công trình măng non còn mang tích chất “thời vụ” mà không diễn ra thường xuyên hàng ngày, hàng tuần. - Một số anh chị phụ trách (giáo viên chủ nhiệm) năng lực tổ chức hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp còn hạn chế, ngại không muốn tham gia vẫn coi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động “phụ”. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chỉ được chú trọng ở thời điểm nhất định, chủ yếu diễn ra trong nhà trường, chưa được thực hiện rộng rãi trong cộng đồng. - Qua điều tra, khảo sát tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của anh chị phụ trách và các em học sinh về hoạt động giao dục ngoài giờ lên lớp kết quả như sau: Anh chị phụ trách: Số anh chị phụ trách tham gia hoạt động tốt Số anh chị phụ trách tham gia hoạt động ở mức độ khá Số anh chị phụ trách tham gia hoạt động ở mức độ trung bình Số anh chị phụ trách không thích tham gia hoạt động 4/30 = 13,3% 4/30 = 13,3% 14/30 = 46,8% 8/30 = 26,6% Về phía học sinh: Số em tham gia hoạt động ở mức độ tốt Số em tham gia hoạt động ở mức độ khá Số em tham gia hoạt động ở mức độ trung bình Số em không thích tham gia hoạt động 75/438 = 17,1% 123/438= 28,1% 125 = 28,5% 115/438 = 26,3% - về cơ sở vật chất: Nhà trường có 14 phòng học kiên cố, 4 phòng học bán kiên cố 2 phòng học tạm. Các phòng chức năng đã được trang bị và đã tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh to chức hoạt động. - Các tổ chức đóng trên địa bàn dân cư (Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cha mẹ học sinh...) chưa thực sự quan tâm đến hoạt động giáo dục giáo dục ngoài giờ lên lớp. *Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: - Bắt đầu bước vào học tiểu học các em vừa học ngôn ngữ phổ thông vừa học kiến thức vừa làm quen với thầy cô, bè bạn mới vừa tham gia hoạt động ngoại khóa, đó thực sự là những khó khăn thách thức rất lớn đối với việc học tập cũng như hoạt động của các em. - Đa số học sinh đến học tập tại trường là con em đồng bào dân tộc Thái các em chưa bao giờ được tham gia vào các hoạt động tập thể như ở nhà trường đơn giản là việc tập thể dục hàng ngày, sinh hoạt sao ở lớp, múa hát tập thể, cùng bạn chăm sóc răng miệng, tham gia câu lạc bộ ... - Điều kiện kinh tế chung của địa phương còn khó khăn, nhiều gia đình học sinh còn trong diện hộ nghèo cần sự hỗ trợ của nhà nước, phải lo ăn từng bữa cho nên sự quan tâm, giáo dục của cha mẹ các em còn hạn chế. Qua bảng số liệu cho thấy Năm Số hộ nghèo trên toàn xã Số hộ cận nghèo 2012 185 112 2013 172 95 - Không có kinh phí dành cho hoạt động ngoài giờ, trang thiết bị, đạo cụ, trang phục biểu diễn dành cho các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ còn thiếu. Trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao năm 2012 là Năm Dụng cụ tập luyện Trang phụ
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_to_chuc_hoat_dong_ngo.docx
SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp tại Trường Tiểu học số 1.pdf