SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện ở Trường Mầm non Đoàn Kết Thị xã Lai Châu
Lịch sử phát triển của giáo dục đã chứng kiến sự hình thành, phát triển của giáo dục gia đình, giáo dục xã hội và những đóng góp của từng nhân tố đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội. Song thực tiễn cho thấy, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội không đủ sức để chuyển giao kinh nghiệm sống và ứng xử xã hội cho thế hệ học sinh một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Do đó, nhà trường đã xuất hiện với tư cách là cầu nối đưa trẻ em từ thế giới gia đình nhỏ bé vào thế giới xã hội rộng mở. So với gia đình và xã hội, nhà trường có một vị trí, vai trò, có tác dụng lớn và quan trọng hơn cả, bởi vì nhà trường là nơi tổ chức và tiến hành các hoạt động giáo dục và dạy học theo một mục đích xác định, với nội dung được chọn lọc có hệ thống, với những phương pháp khoa học, và đặc biệt là với đội ngũ nhà giáo có học vấn, có kinh nghiệm nghề nghiệp, có nhân cách mẫu mực, có đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường là nơi được trang bị những phương tiện, những điều kiện ngày một tốt hơn để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, dạy học một cách có chất lượng và hiệu quả.
Hiện nay, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy sức mạnh tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác phối hợp chưa được thường xuyên, hiệu quả mang lại chưa cao, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của trẻ đặc biệt là trẻ mầm non còn nhiều hạn chế, một bộ phận không nhỏ trẻ em không còn biết đến chơi các trò chơi dân gian, không thích nghe các làn điệu dân ca mà ham mê những trò chơi hiện đại, trò chơi điện tử, có những trò chơi mang tính bạo lực làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hành vi của trẻ em, thậm trí có những em bắt đầu có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hưởng thụ, vướng vào các tệ nạn xã hội.
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 và công văn số 9761/BGD&ĐT-GDMN ngày 20/10/2008 về hướng dẫn triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" bậc học Mầm non, với mong muốn động viên khuyến khích các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, toàn thể học sinh cùng với các lực lượng ngoài xã hội tích cực, chủ động tham gia xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt.
Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được phát động từ năm 2008 và cũng chính là năm Trường mầm non Đoàn Kết thị xã Lai Châu được thành lập đi vào hoạt động. Trong những năm đầu tiên với những khó khăn về cơ sở vật chất như: sân chơi cho trẻ chưa được quy hoạch; đồ chơi ngoài trời thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đồng bộ; hệ thống cây xanh, cây bóng mát ít, vị trí trồng chưa phù hợp, chưa tạo được cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp để thu hút học sinh đến trường; đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dục trẻ. Đó là những khó khăn không nhỏ trong việc thực hiện 5 nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Trước những khó khăn thách thức của một trường mới được thành lập, làm thế nào để khắc phục được những khó khăn nhằm thực hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua. Là người lãnh đạo nhà trường khiến tôi phải suy nghĩ trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp sao cho hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương. Với sự đam mê nghề nghiệp và tình yêu thương đối với trẻ nhỏ đã thôi thúc tôi hoàn thành Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện ở Trường mầm non Đoàn Kết thị xã Lai Châu”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện ở Trường Mầm non Đoàn Kết Thị xã Lai Châu

PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Lịch sử phát triển của giáo dục đã chứng kiến sự hình thành, phát triển của giáo dục gia đình, giáo dục xã hội và những đóng góp của từng nhân tố đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội. Song thực tiễn cho thấy, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội không đủ sức để chuyển giao kinh nghiệm sống và ứng xử xã hội cho thế hệ học sinh một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Do đó, nhà trường đã xuất hiện với tư cách là cầu nối đưa trẻ em từ thế giới gia đình nhỏ bé vào thế giới xã hội rộng mở. So với gia đình và xã hội, nhà trường có một vị trí, vai trò, có tác dụng lớn và quan trọng hơn cả, bởi vì nhà trường là nơi tổ chức và tiến hành các hoạt động giáo dục và dạy học theo một mục đích xác định, với nội dung được chọn lọc có hệ thống, với những phương pháp khoa học, và đặc biệt là với đội ngũ nhà giáo có học vấn, có kinh nghiệm nghề nghiệp, có nhân cách mẫu mực, có đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường là nơi được trang bị những phương tiện, những điều kiện ngày một tốt hơn để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, dạy học một cách có chất lượng và hiệu quả. Hiện nay, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy sức mạnh tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác phối hợp chưa được thường xuyên, hiệu quả mang lại chưa cao, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của trẻ đặc biệt là trẻ mầm non còn nhiều hạn chế, một bộ phận không nhỏ trẻ em không còn biết đến chơi các trò chơi dân gian, không thích nghe các làn điệu dân ca mà ham mê những trò chơi hiện đại, trò chơi điện tử, có những trò chơi mang tính bạo lực làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hành vi của trẻ em, thậm trí có những em bắt đầu có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hưởng thụ, vướng vào các tệ nạn xã hội. Để khắc phục những tồn tại, yếu kém đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 và công văn số 9761/BGD&ĐT-GDMN ngày 20/10/2008 về hướng dẫn triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" bậc học Mầm non, với mong muốn động viên khuyến khích các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, toàn thể học sinh cùng với các lực lượng ngoài xã hội tích cực, chủ động tham gia xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt. Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được phát động từ năm 2008 và cũng chính là năm Trường mầm non Đoàn Kết thị xã Lai Châu được thành lập đi vào hoạt động. Trong những năm đầu tiên với những khó khăn về cơ sở vật chất như: sân chơi cho trẻ chưa được quy hoạch; đồ chơi ngoài trời thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đồng bộ; hệ thống cây xanh, cây bóng mát ít, vị trí trồng chưa phù hợp, chưa tạo được cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp để thu hút học sinh đến trường; đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dục trẻ. Đó là những khó khăn không nhỏ trong việc thực hiện 5 nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Trước những khó khăn thách thức của một trường mới được thành lập, làm thế nào để khắc phục được những khó khăn nhằm thực hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua. Là người lãnh đạo nhà trường khiến tôi phải suy nghĩ trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp sao cho hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương. Với sự đam mê nghề nghiệp và tình yêu thương đối với trẻ nhỏ đã thôi thúc tôi hoàn thành Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện ở Trường mầm non Đoàn Kết thị xã Lai Châu”. II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 1. Đối tượng nghiên cứu. Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện ở Trường mầm non Đoàn Kết thị xã Lai Châu. 2. Phạm vi nghiên cứu. Cán bộ, giáo viên, học sinh và môi trường Trường mầm non Đoàn Kết; nghiên cứu hoạt động dạy học trong trường mầm non; mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; môi trường giáo dục trong và ngoài nhà trường; giao tiếp, ứng xử và kỹ năng sống của trẻ mầm non. III. Mục đích nghiên cứu. Đưa ra các biện pháp phù hợp, dễ thực hiện, hiệu quả cao để thực hiện tốt phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. - Xây dựng được môi trường giáo dục thân thiện giữa cô và trẻ, giữa cô và phụ huynh, giữa trẻ với trẻ; tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn thu hút trẻ đến trường, đến lớp. - Tạo cơ hội, điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý được trao đổi những kinh nghiệm quí báu với các đồng nghiệp không những trong thị xã Lai Châu mà còn được học hỏi, trao đổi với các huyện bạn. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. Đưa ra được các biện pháp phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế của đơn vị Trường mầm non Đoàn Kết. Cụ thể: - Giải quyết dứt điểm những tồn tại về cơ sở vật chất, xây dựng được môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm lý của trẻ. - Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong giao tiếp, ứng xử và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. - Sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, an toàn cho trẻ. - Thu hút được sự tham gia ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong phối hợp thực hiện các nội dung của phong trào. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận. Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động từ năm học 2008-2009 và tổng kết vào cuối năm học 2012-2013. Với mục tiêu nhằm: Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội; Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong học tập và các hoạt động khác một cách phù hợp và có hiệu quả. Phong trào với 5 yêu cầu: (1) Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm các yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ; (2) Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của trẻ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường và cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo; (3) Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế; (4) Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục đạo đức, văn hóa, truyền thống lịch sử cho học sinh; (5) phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Phong trào có 5 nội dung và nội dung cụ thể của phong trào là do nhà trường tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ. Để làm tốt được 5 yêu cầu trên, Hiệu trưởng cần nghiên cứu kỹ và quán triệt Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT về phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các văn bản có liên quan như: Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT; Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL- TƯĐTN; Hướng dẫn triển khai phong trào số 9761/BGD&ĐT-GDMN; Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào số 1741/BGD&ĐT-GDTrH và ba phụ lục kèm theo về đánh giá cơ sở giáo dục mầm non. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về việc tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì vậy, Hiệu trưởng cần hiểu được bản chất của phong trào là đem lại hạnh phúc, niềm vui đi học cho trẻ. Để làm được điều này nhà trường cần tổ chức cuộc sống thực cho trẻ trong môi trường thân thiện, an toàn và hiệu quả. Đến trường trẻ phải được chơi thật, ăn thật, uống thật, ngủ thật, học thật, học phải đi đôi với hành sao cho ở trường trẻ luôn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ trong mỗi việc làm, trong mỗi bước đi như có mẹ ở bên cạnh. Mỗi trẻ sẽ là niềm hy vọng của gia đình. Nếu mỗi trẻ đều đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình thì sẽ tạo nên niềm vui, niềm hạnh phúc cho cả xã hội. Trường học thân thiện đề cao các mối quan hệ trong nhà trường. Mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa dạy và học, giữa thầy và trò. Bên cạnh đó công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng giáo dục trẻ em. Điều 93 Luật giáo dục năm 2005 khẳng định: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”. Thực hiện quy định này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị yêu cầu các trường mầm non làm tốt các nhiệm vụ sau đây: + Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; thu hút tối đa số trẻ em trong độ tuổi đến trường, chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào tiểu học. + Trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhà trường với gia đình; kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em; xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong trường học. + Chăm lo đời sống vật chất tinh thần; nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. + Thường xuyên phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể trên địa bàn có liên quan trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai nạn, thương tích, bảo đảm an toàn cho trẻ em. Trường học thân thiện không chỉ giúp học sinh nhận ra rằng các em cũng có quyền được hưởng nền giáo dục có chất lượng mà còn có nhiều quyền khác nữa; giúp trẻ học những gì trẻ cần học để đối mặt với những thách thức trong cuộc sống; tăng cường chăm sóc sức khỏe cho trẻ em; che trở và bảo vệ cho trẻ, bảo đảm cho các em có được môi trường an toàn để học tập, một môi trường không có bạo lực và lạm dụng; nâng cao nhiệt huyết của giáo viên, có tinh thần và động cơ làm việc với trẻ và vận động sự hỗ trợ của cộng đồng cho nền giáo dục. - Ngày nay, mang lại một nền giáo dục dựa trên thực tế cuộc sống của trẻ em và phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, xây dựng môi trường trở thành thân thiện với trẻ em không phải là vấn đề đơn giản đối với các trường, nó đòi hỏi sự quyết tâm và cam kết lâu dài nhằm đáp ứng các nhu cầu tâm lý của trẻ em. Hơn tất cả mọi thứ, trạng thái thân thiện với trẻ của các trường học phụ thuộc vào các chủ trương, chính sách của nhà trường và thái độ của đội ngũ cán bộ nhà trường. Một trong những vấn đề ưu tiên của trường học thân thiện với trẻ là việc đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Các trường phải sẵn sàng đón nhận tất cả học sinh mà không có sự kỳ thị nào về nguồn gốc, giới tính, khỏe mạnh hay khuyết tật, dân tộc, thiểu số, hoàn cảnh gia đình, các giáo viên và học sinh phải cùng hợp tác, đóng góp sức lực nhằm tạo ra môi trường học tốt nhất cho trẻ. Nhân tố chính của trường học thân thiện với trẻ là một môi trường an toàn, một môi trường không có bạo lực, không gây tổn thương cho trẻ (về thể chất cũng như tinh thần) và không được phép xúc phạm đến thân thể hay nhân phẩm của trẻ. - Như chúng ta đã biết, trường học thân thiện là một cách tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em và nhằm khuyến khích học sinh khỏe mạnh, hài lòng với việc học tập và được các giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các em có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và đầy đủ dinh dưỡng. Hay nói tóm lại trường học thân thiện cung cấp một cách tiếp cận toàn diện đến giáo dục chất lượng. II. Thực trạng của vấn đề: 1. Thuận lợi: Trường mầm non Đoàn Kết được xây dựng ở trung tâm thị xã Lai Châu, trường lớp khang trang, rộng rãi, nên thuận lợi cho công tác tuyển sinh và đưa, đón trẻ tới trường. Nhà trường được biên chế đủ về số lượng, đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, yêu nghề, mếm trẻ. Nhà trường được xây dựng kiên cố theo tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia. Đa số phụ huynh là CBCC nhà nước nên công tác huy động trẻ ra lớp đạt tỷ lệ cao. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động. 2. Những hạn chế và nguyên nhân: 2.1 Hạn chế: - Kế hoạch phong trào thi đua còn chung chung, chưa cụ thể, chưa có chiều sâu, các nội dung triển khai còn mang tính hình thức nên việc triển khai chưa có hiệu quả cao. - Công tác phối kết hợp với cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện phong trào còn chưa sâu rộng. - Hệ thống cây xanh, hoa, cây cảnh cằn cỗi, số cây cho bóng mát chưa nhiều. - Việc tạo môi trường mở cho trẻ hoạt động của một số nhóm lớp chưa có hiệu quả cao, môi trường ngoài lớp học chưa được quan tâm nhiều, chưa hình thành được thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Việc tiếp cận với chương trình GDMN mới ở một số giáo viên còn hạn chế, thiếu sáng tạo, hình thức tổ chức gò bó, chưa biết tạo cơ hội cho trẻ được thực hành trải nghiệm. Việc tổ chức các hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm còn đơn điệu, không đa dạng, phong phú vì vậy không gây được hứng thú cho trẻ. - Đồ dùng dạy học chưa phong phú về chủng loại, việc khai thác mục đích sử dụng của đồ dùng dạy học còn nhiều hạn chế. - Tổ chức các hoạt động tập thể lành mạnh còn mang tính hình thức, gò bó. 2.3. Nguyên nhân của những hạn chế: Kế hoạch chưa bám sát vào tình hình, điều kiện thực tế đơn vị, chưa xác định rõ mục tiêu, việc làm ưu tiên, chưa giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân và người Hiệu trưởng chưa giành nhiều thời gian kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ để chia sẻ, ủng hộ, hỗ trợ khi họ gặp khó khăn. - Công tác tuyên truyền mới chỉ dừng lại trong đơn vị trường, công tác tham mưu, phối hợp của nhà trường chưa thường xuyên, nhà trường chưa xây dựng được quy chế, kế hoạch phối hợp với CMHS và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện phong trào. - Bố trí vị trí trồng cây chưa phù hợp, chưa cắt tỉa và tạo dáng cho cây, một số cây trồng không phù hợp với trường mầm non, với khí hậu và đất trồng nên cằn cỗi, dễ chết, công tác chăm sóc chưa thường xuyên và chưa biết huy động sức mạnh từ phía cha mẹ học sinh. Các bức tranh tường vẽ trên các mảng tường chỉ mang tính chất trang trí chưa mang tính giáo dục cao. Chính vì vậy nhà trường mới đảm bảo nội dung "trường xanh" nhưng "chưa đẹp". - Nhà trường chưa tổ chức hướng dẫn giáo viên cách xây dựng môi trường mở cho trẻ hoạt động, chưa xây dựng quy định lịch vệ sinh hàng ngày, việc tổ chức các hoạ
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chi_dao_xay_dung_moi.docx
SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân th.pdf