SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội trong Trường Tiểu học Lê Lợi

Như chúng ta đã biết, kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, không phải trò chơi dân gian nào cũng phù hợp với các em học sinh tiểu học, việc lựa chọn các trò chơi dân gian cho các em học sinh tiểu học quả một việc không đơn giản chút nào. Vì vậy, để việc lựa chọn trò chơi dân gian thật sự phù hợp cho các em và có sự thu hút đông đảo các em tham gia thì người giáo viên cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi đưa ra các trò chơi. Trò chơi phải có luật chơi và cách chơi phải đơn giản, dễ chơi và dễ nhớ.

Bên cạnh đó trong trường tiểu học lại phân chia trẻ có nhiều độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi. Với vai trò là giáo viên tổng phụ trách đội, hằng ngày tiếp xúc với các em tôi luôn tìm hiểu sự ham muốn ở các em học sinh qua các tiết sinh hoạt ngoại khóa và tôi đã bắt đầu tìm tòi và lựa chọn các trò chơi dân gian cho các em tham gia chơi.

Đối với các em thiếu nhi, trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian là phương tiện giúp các em phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, qua đó góp phần giáo dục các em về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Năm học 2008 - 2009, khi Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Đây là nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho các em học sinh khi đến trường. Đó cũng chính là lí do mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội trong trường tiểu học” là nhằm tạo sân chơi bổ ích, giúp các em có thêm sự hiểu biết về văn hóa truyền thống Việt Nam cũng như rèn luyện cho học sinh có sức khỏe sự khéo léo, phát huy tính nhảy cảm, tư duy sáng tạo, nhằm phát triển toàn diện cho các em thiếu nhi.

doc 18 trang skcongdoan 05/03/2025 340
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội trong Trường Tiểu học Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội trong Trường Tiểu học Lê Lợi

SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội trong Trường Tiểu học Lê Lợi
MỤC LỤC
 Mục Trang
	Mục lục:.1 
	Danh mục viết tắt:..2
	I. Phần mở đầu ....................................................................................3
	I.1. Lí do chọn đề tài .............................................................................3
	I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .........................................................5
	I.3. Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................5
	I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. ........................................................5
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................5
	II. Phần nội dung.................................................................................5
	II.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................5
	II.2. Thực trạng .....................................................................................6
	II.3. Giải pháp, biện pháp..9
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp9
Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp.9
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp..22
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.23
	III. Kết luận và kiến nghị:...................................................................25
	III.1. Kết luận.....25
	III.2. Kiến nghị...25
	- Tài liệu tham khảo:...............................................................................27
	- Đánh giá hội đồng khoa học.28
DANH MỤC VIẾT TẮT
Tiểu học: TH
Ban giám hiệu : BGH
Giáo viên- Tổng phụ trách: GV- TPT
Giáo viên chủ nhiệm: GVCN
Giáo viên thể dục: GVTD
Đội viên – nhi đồng : ĐV-NĐ
Học sinh : HS
Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, không phải trò chơi dân gian nào cũng phù hợp với các em học sinh tiểu học, việc lựa chọn các trò chơi dân gian cho các em học sinh tiểu học quả một việc không đơn giản chút nào. Vì vậy, để việc lựa chọn trò chơi dân gian thật sự phù hợp cho các em và có sự thu hút đông đảo các em tham gia thì người giáo viên cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi đưa ra các trò chơi. Trò chơi phải có luật chơi và cách chơi phải đơn giản, dễ chơi và dễ nhớ.
	Bên cạnh đó trong trường tiểu học lại phân chia trẻ có nhiều độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi. Với vai trò là giáo viên tổng phụ trách đội, hằng ngày tiếp xúc với các em tôi luôn tìm hiểu sự ham muốn ở các em học sinh qua các tiết sinh hoạt ngoại khóa và tôi đã bắt đầu tìm tòi và lựa chọn các trò chơi dân gian cho các em tham gia chơi. 
     Đối với các em thiếu nhi, trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian là phương tiện giúp các em phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, qua đó góp phần giáo dục các em về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Năm học 2008 - 2009, khi Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Đây là nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho các em học sinh khi đến trường. Đó cũng chính là lí do mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội trong trường tiểu học” là nhằm tạo sân chơi bổ ích, giúp các em có thêm sự hiểu biết về văn hóa truyền thống Việt Nam cũng như rèn luyện cho học sinh có sức khỏe sự khéo léo, phát huy tính nhảy cảm, tư duy sáng tạo, nhằm phát triển toàn diện cho các em thiếu nhi.
	2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
	a. Mục tiêu:
	- Nhằm phát triển nhân cách, đạo đức và lối sống cho các em khi tham gia hoạt động vui chơi trong hoạt động đội.
- Tạo sân chơi lành mạnh cho các em, tránh các tệ nạn xã hội trong trường học. Thu hút đông đảo các em học sinh tham gia các hoạt động tập thể và hướng đến mục tiêu “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà ngành giáo dục phát động.
- Giúp các em thiếu nhi phát triển toàn diện về kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp. Ngoài ra trò chơi dân gian còn giáo dục các em tính nhanh nhẹn, phát triển khả năng tư duy sáng tạo và trò chơi dân gian còn giúp các em có sự đoàn kết, gần gũi với thầy cô và bạn bè.
b. Nhiệm vụ:
	- Giáo viên lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của các em. 
	- Tuyên truyền cho các em thiếu nhi biết giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
	3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Đội viên – nhi đồng trường Tiểu học Lê Lợi – Quảng Phú – CưMgar
	4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
	- Từ năm học 2015-2016 đến năm học 2018-2019 tại trường Tiểu học Lê Lợi – Thị trấn Quảng Phú – Huyện CưMgar
	5. Phương pháp nghiên cứu:
	- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phỏng vấn, điều tra, báo cáo, tổng kết kinh nghiệm.
	- Nhóm phương pháp hỗ trợ: Quan sát, nghiên cứu, thống kê.
Phần nội dung:
II.1.Cơ sở lí luận:
Trò chơi dân gian là một loại hình nghệ thuật chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc độc đáo của người Việt Nam. Là di sản vốn quý của dân tộc, nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt của cha ông ta thời xưa để lại. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian được coi như là một bài thuốc bổ não, nó mang lại cho trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích.
Hướng đến mục tiêu: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đưa trò chơi dân gian vào nhà trường là điều hết sức cần thiết, không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, rèn luyện kĩ năng ứng xử, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc mà còn kích thích học sinh học tập tốt, sau những giờ học tập căng thẳng, mệt nhọc cần động não thì trò chơi dân gian chính là “ Thuốc bổ”, là món ăn tinh thần, bổ ích, sảng khoái để cho các em giảm bớt sự căng thẳng, có tinh thần học tập thoải mái và cởi mở, học sinh thân thiện hơn bởi những trò chơi dí dỏm, hài hước thể hiện sự tương tác khi chơi.
Trò chơi dân gian được gắn liền với môi trường sống. Nó thường đơn giản, dễ chơi, vật dụng dễ tìm, không tốn tiền, dễ tổ chức trong không gian hẹp như: góc sân trường học, trong lớp, trong các phong học đa chức năng Tất cả các trò chơi đều cùng mục đích đó là: Rèn luyện sức khỏe, trí thông minh, sự nhanh tay, tinh mắt và có sự sáng tạo khéo léo để học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt.
- Trò chơi dân gian là trò chơi có tính giáo dục cao, mỗi trò chơi đều có mục tiêu là nhằm phát triển khả năng sáng tạo, phát triển về khả năng ứng xử trong giao tiếp, phát triển khả năng tư duy, khả năng phát triển “ Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc”...
- Trò chơi dân gian còn giúp các em thiếu nhi cảm thấy vui vẻ và sáng khoái hơn trong và ngoài giờ học.
- Thông qua các trò chơi dân gian mà các em được tham gia sinh hoạt vui chơi, trò chơi dân gian còn giáo dục cho các em học sinh niềm tự hào về truyền thống, tự hào về bản sắc dân tộc Việt Nam.
II.2. Thực trạng:
 Từ thực tế cho thấy, học sinh tiểu học là độ tuổi ham thích sự vui nhộn, thích khám phá sự mới lạ của các trò chơi. Các em muốn hoà mình vào thế giới vui nhộn qua các trò chơi, để các em tự tìm sự thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Vì thế, trò chơi dân gian chính là nơi, là cơ hội cho các em khám phá sự mới lạ mà hằng ngày các em ao ước được chơi và được vui với các bạn xung quanh.
 Phần đa các em không hề biết đến như thế nào là trò chơi dân gian, các em chỉ biết các trò chơi nho nhỏ như: Chạy, nhảy, đuổi nhau, thậm chí một số em thì chơi những trò chơi rất nguy hiểm như: Trèo cây, đua xe đạp khắp sân trường 
 Giáo dục thiếu niên nhi đồng trong nhà trường tiểu học thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục lao động cho các em nhằm hình thành cho các em những cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách.
Qua quá trình tổ chức và tìm hiểu về trò chơi dân gian một số thầy cô chưa có cơ hội được tập huấn về nội dung này, cho nên việc tổ chức và đưa ra các trò chơi dân gian cho học sinh quả là một việc không đơn giản chút nào. Ngoài việc nắm bắt và hiểu biết về trò chơi dân gian, các thầy cô gặp rất nhiều khó khăn như: khó khăn về kĩ năng tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể, khả năng giao lưu với đám đông . Một phần là các thầy cô chỉ tâm trung vào chuyên môn là chính nên dẫn đến thời gian để xây dựng các kế hoạch cho học sinh vui chơi tập thể dường như bị bỏ trống. 
 Bên cạnh đó, giáo viên tổng phụ trách đội cũng chưa có sự linh hoạt trong việc phối kết hợp với các đoàn thể như : Đoàn thanh niên, các giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp tổ chức sinh hoạt các trò chơi dân gian cho thiếu nhi bài bản hơn. 	- Một số anh chị phụ trách nhi đồng và phụ trách chi đội chưa có sự kết hợp đồng bộ với ban chỉ huy cũng như với tổng phụ trách độ, chỉ quan tâm đến công tác chuyên môn, ít quan tâm đến hoạt động ngoại khóa của các em.
	- Phụ huynh học sinh do tầm hiểu biết ít, nhận thức thấp về môi trường sinh hoạt của con em mình dẫn đến thời gian tham gia sinh hoạt ngoại khóa của các em gặp nhiều hạn chế.	
	- Khả năng tự tổ chức sinh hoạt trò chơi dân gian theo từng nhóm các em còn gặp khá nhiều trở ngại như: Một số nhóm các em chưa thuần thục các động tác chơi, cách chỉ đạo của nhóm trưởng chưa cụ thể, rứt khoát .
	- Kĩ năng giao tiếp của các em học sinh với nhau còn nhiều hạn chế: Một số em chưa tự tin ra trước đám đông các em còn rụt rè, nhút nhát.
Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề bước đầu tiên tôi sử dựng phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp điều tra viết, phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Như vậy, nhằm giúp cho việc nghiên cứu đề tài mang tính khả thi, đầu năm học 2015 – 2016 tôi đã sử dụng phiếu đánh giá khảo sát học sinh toàn trường bằng một số câu hỏi như:
 Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em lựa chọn:
Câu 1: Em biết được mấy loại trò chơi dân gian?
A. Từ 2 -3 trò
B. Từ 4 - 5 trò
C. Từ 5 – 6 trò
Câu 2: Em có thích chơi các trò chơi dân gian không?
A. Rất thích
B. Thích
C. Không thích
Câu 3: Trong giờ ra chơi và sinh hoạt Đội em thích được sinh hoạt theo nội dung nào?
Chơi trò chơi dân gian
Tự chơi các trò chơi mà em thích
Không thích chơi trò chơi.	
Sau khi khảo sát thực trạng kết quả như sau:
Câu hỏi
Kết quả
A (%)
B (%)
C (%)
Câu 1
40 %
45 %
15 %
Câu 2
30 %
40 %
30 %
Câu 3
36 %
50 %
14 %
II.3. Biện pháp và giải pháp:
	a. Mục tiêu:
	- Giúp thiếu nhi có sự thích thú khi tham gia hoạt động chơi trò chơi dân gian và thu hút đông đảo các em thiếu nhi tham gia chơi. Thông qua các loại trò chơi, các em phát triển thêm về kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp và phát triển toàn diện về khả năng tăng cường tiếng việt, khả năng phát triển tư duy, sáng tạo
	- Giáo viên có thêm nhiều kĩ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho các em tham gia sinh hoạt tập thể trong hoạt động đội.
	- Giáo viên phụ trách các lớp có mối quan hệ chặt chẽ hơn đối với tổng phụ trách đội trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho các em.
	- Giúp phụ huynh học sinh có cái nhìn nhận tích cực hơn và yên tâm hơn khi thấy con em mình có một môi trường giáo dục lành mạnh.
	b. Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
* Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian của Liên đội trong năm học: 
Khi nắm bắt được kết quả của thực trạng trên, ngay từ đầu năm học tôi lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho việc tổ chức hoạt động triển khai “Trò chơi dân gian” trình lên Ban giám hiệu duyệt để có sự thống nhất trong việc phối hợp chỉ đạo và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nó được cụ thể hóa trong bản phương hướng hoạt động được trình trước đại hội Liên đội.
Điều cần thiết khi xây dựng kế hoạch bất kì một hoạt động nào là phải căn cứ vào đặc điểm tình hình kinh tế của địa phương, căn cứ vào hoàn cảnh, địa lý, các hoạt động xã hội của địa phương và đặc điểm tình hình của nhà trường.
Trên cơ sở thực hiện nghị quyết của các cấp, các ngành cùng với những thành tích đã đạt được trong những năm học trước; căn cứ vào hướng dẫn tổ chức “Trò chơi dân gian”; chương trình công tác Đội và Phong trào thiếu nhi năm học 2018 - 2019 của Hội đồng đội huyện Cư Mgar, tôi đã lập kế hoạch hoạt động tổ chức sinh hoat Đội chơi các trò chơi dân gian của Liên đội năm học 2018 - 2019 như sau: 
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LIÊN ĐỘI LÊ LỢI 	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 * * *
Số : 03KH/LĐ Quảng Phú, ngày 01 tháng 11 năm 2018
KẾ HOẠCH VÀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
NĂM HỌC: 2018-2019
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:  
Thực hiện chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Thực hiện hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2018-2019 của trường TH Lê Lợi.  
Nhằm góp phần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử của dân tộc. Phát huy tính tích cực, năng động thông qua các hoạt động học tập và vui chơi lành mạnh góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, lối sống đẹp, ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của địa phương, quê hương, đất nước.  
Thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực, dấy lên phong trào thi đua sôi nổi trong học sinh; khơi gợi tính chủ động, niềm tự hào , làm cho học sinh yêu trường mến lớp, hình thành thái độ học tập tích cực.    
 Được sự chỉ đạo của BGH nhà trường. Liên đội trường TH Lê Lợi xây dựng kế hoạch và quy trình tổ chức trò chơi dân gian trong trường học, nhằm thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” năm học 2018-2019.   
II. NỘI DUNG:          
1.Kế hoạch và biện pháp thực hiện:     
Thành lập Ban chỉ đạo; Ban tổ chức xây dựng kế hoạch và quy trình tổ chức  thực hiện của Liên đội.   
 Thành lập Ban chỉ đạo gồm các thành viên theo quy định:    
+Hiệu trưởng - trưởng ban chỉ đạo, phụ trách chung; Tổng phụ trách Đội phó trưởng ban chịu trách nhiệm về công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch.  
  + Bí thư chi Đoàn, giáo viên dạy môn thể dục ban viên, phối hợp tổ chức tốt phong trào  .   
  + Hội trưởng hội cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường  theo dõi các hoạt động, phong trào thi đua khen thưởng. 
  +  Các anh chị phụ trách và giáo viên chủ nhiệm, đôn đốc, kiểm tra, động viên học sinh cùng thực hiện.   
2. Tổ chức thực hiện: 
    - Ngay từ đầu năm học, tổng phụ trách Đội phổ biến mục tiêu, yêu cầu và nội dung về việc  hưởng ứng phong trào  " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực "   .  
Tuyên truyền cho HS biết và hiểu trò chơi dân gian không thuần là trò chơi trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc Việt Nam.    
  + Đầu mỗi tháng chào cờ, triển khai 4 trò chơi mới và cuối mỗi tháng kiểm tra có đánh giá, xếp loại. Tổ chức thi giữa các khối lớp vào tháng 4.   
   + Ngoài các trò chơi đã triển khai tổ chức cho HS tham gia sưu tầm v

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan_gian_trong_hoat_d.doc