SKKN Giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng công tác đoàn và phong trào thanh niên Trường THPT số 2 Sa Pa
Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục chính trị, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh niên bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt tuyên truyền qua hệ thống mạng xã hội, kênh phát thanh, kênh Fanpage, Youtube của Đoàn trường...đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng chống dịch Covid. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cán bộ đoàn cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động. Đặc biệt nâng cao năng lực chuyển đổi số, kỹ năng sử dụng mạng Internet và các công cụ hỗ trợ để tổ chức các hoạt động Đoàn.
Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn theo các chủ đề, chủ điểm bám sát với thực tiễn, lồng ghép các trò chơi, các cuộc thi với công tác tuyên truyền giáo dục nhằm tạo hứng thú cho Đoàn viên thanh niên tham gia. Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, đánh giá hàng tuần, tháng, năm, có tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến qua các đợt thi đua; nghiên cứu lồng ghép các nội dung rèn luyện đoàn viên với việc cụ thể hóa việc học tập và làm theo Bác, gắn với thực hiện nhiệm vụ được giao của từng đoàn viên thanh niên.Tăng cường công tác quản lý đoàn viên, thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy trình và thủ tục kết nạp đoàn viên mới, chú trọng tuyên truyền và rèn luyện thử thách; không chạy theo số lượng, không hạ thấp tiêu chuẩn khi kết nạp thanh niên vào đoàn, phát triển đoàn viên với phương châm tăng về số lượng, mạnh về chất lượng, phát triển đi đôi với củng cố tổ chức cơ sở đoàn.
BCH Đoàn Trường cần làm tốt hơn công tác phối hợp với lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường để có thể triển khai hiệu quả các hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên.
Đoàn trường nên chủ động tham mưu với cấp ủy trong việc triển khai kế hoạch, hoạt động, việc xã hội hóa kinh phí xây dựng các công trình, phần việc thanh niên từ các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Sa Pa. Đặc biệt là Hiệu trưởng nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để đoàn trường tổ chức thực hiện các hoạt động một cách hiệu quả. Công tác Đoàn phải đổi mới và nâng cao hiệu quả các phong trào, chương trình hành động cách mạng, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên, khẳng định vai trò của Đoàn trong đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng công tác đoàn và phong trào thanh niên Trường THPT số 2 Sa Pa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT SỐ 2 THỊ XÃ SA PA SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TRƯỜNG THPT SỐ 2 SA PA Họ và tên tác giả: Hoàng Ngọc Tài Chức vụ: Bí thư Đoàn trường Chuyên môn đào tạo: ĐHSP TDTT-GDQP Tổ chuyên môn: Sinh – Hóa – TD – GDQP – CN Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Đoàn thanh niên Tháng 4 năm 2022 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 Hoàng Ngọc Tài 02/9/1987 Trường THPT Số 2 Sa Pa Bí thư Đoàn trường ĐHSP TDTT - GDQP 100% Là tác giả (các đồng tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường THPT Số 2 Sa Pa. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): không - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Đoàn thanh niên trường học. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): Ngày 01/10/2021. - Mô tả rõ nội dung sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Các biện pháp áp dụng 1. Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục chính trị, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh niên bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt tuyên truyền qua hệ thống mạng xã hội, kênh phát thanh, kênh Fanpage, Youtube của Đoàn trường...đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng chống dịch Covid. 2. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cán bộ đoàn cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động. Đặc biệt nâng cao năng lực chuyển đổi số, kỹ năng sử dụng mạng Internet và các công cụ hỗ trợ để tổ chức các hoạt động Đoàn. 3. Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn theo các chủ đề, chủ điểm bám sát với thực tiễn, lồng ghép các trò chơi, các cuộc thi với công tác tuyên truyền giáo dục nhằm tạo hứng thú cho Đoàn viên thanh niên tham gia. 4. Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, đánh giá hàng tuần, tháng, năm, có tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến qua các đợt thi đua; nghiên cứu lồng ghép các nội dung rèn luyện đoàn viên với việc cụ thể hóa việc học tập và làm theo Bác, gắn với thực hiện nhiệm vụ được giao của từng đoàn viên thanh niên.Tăng cường công tác quản lý đoàn viên, thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy trình và thủ tục kết nạp đoàn viên mới, chú trọng tuyên truyền và rèn luyện thử thách; không chạy theo số lượng, không hạ thấp tiêu chuẩn khi kết nạp thanh niên vào đoàn, phát triển đoàn viên với phương châm tăng về số lượng, mạnh về chất lượng, phát triển đi đôi với củng cố tổ chức cơ sở đoàn. 5. BCH Đoàn Trường cần làm tốt hơn công tác phối hợp với lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường để có thể triển khai hiệu quả các hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên. Đoàn trường nên chủ động tham mưu với cấp ủy trong việc triển khai kế hoạch, hoạt động, việc xã hội hóa kinh phí xây dựng các công trình, phần việc thanh niên từ các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Sa Pa. Đặc biệt là Hiệu trưởng nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để đoàn trường tổ chức thực hiện các hoạt động một cách hiệu quả. 6. Công tác Đoàn phải đổi mới và nâng cao hiệu quả các phong trào, chương trình hành động cách mạng, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên, khẳng định vai trò của Đoàn trong đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên. 7. Tổ chức các hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19 dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là các hình thức trực tuyến khi không được tổ chức tập trung và nghỉ tránh dịch dài ngày. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Đa số học sinh trường THPT Số 2 Sa Pa là các em học sinh người dân tộc thiểu số và ở trong bán trú nhà trường nên việc tổ chức, huy động các em tham gia các hoạt động Đoàn đạt hiệu quả tốt. Bên cạnh đó cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường, máy tính, mạng internet, wifi có ở nhiều khu vực cũng tạo điều kiện thuật lợi cho việc học trực tuyến và tổ chức các hoạt động qua mạng. Khi đưa các giải pháp trên áp dụng vào hoạt động thực tiễn, chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng được nâng cao, đoàn viên, thanh niên chăm chỉ học tập, luôn có ý thức trau dồi đạo đức, các em đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và kỹ năng sống để làm hành trang bước vào cuộc sống. Hoạt động đoàn thực sự đi vào chiều sâu, thu hút được đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia, các em có một môi trường tốt để hoàn thiện nhân cách và phát huy năng lực, sở trường của mình. Đặc biệt trong hoàn cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh các em có những kỹ năng, kiến thức cơ bản để bảo vệ sức khỏe, có nhiều điều kiện được rèn luyện với việc học trực tuyến, các hoạt động Đoàn dưới hình thức trực tuyến - Tính mới, tính sáng tạo, điểm khác biệt của sáng kiến so với giải pháp đã biết Trước khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến 1. Việc tổ chức tuyên truyền giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục chính trị, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh niên còn hạn chế, chủ yếu là tuyên truyền miệng, hình thức chưa đa dạng, chưa thu hút được đông đảo đoàn viên thanh niên hưởng ứng học tập. 1. Dưới nhiều hình thức đa dạng như phát thanh, các video youtube, kênh Fanpage, hình thức thi tìm hiểu, tuyên truyền của cơ quan chuyên môn đã thu hút được nhiều đoàn viên thanh niên tham gia, học tập lý tưởng cách mạng, giáo dục chính trị, pháp luật, đạo đức, lối sống văn hóa 2. Cán bộ đoàn của các chi đoàn còn rụt rè, nhút nhát và đặc biệt là triển khai các hoạt động liên quan đến trực tuyến qua mạng internet còn chậm, chưa đạt hiệu quả theo yêu cầu. 2. Sau khi được tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ công tác đoàn, đặc biệt là việc sử dụng các ứng dụng mạng internet, phần mềm quản lý đoàn viên, app thanh niên Việt Nam, hầu hết các cán bộ đoàn đã sử dụng và triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên đến chi đoàn một cách kịp thời và hiệu quả. 3. Hình thức sinh hoạt chi đoàn chưa đa dạng, còn tổ chức hình thức, đa phần chỉ là đánh giá, nhận xét và ít hoạt động tập thể cho đoàn viên thanh niên tham gia. 3. Hình thức tổ chức sinh hoạt chi đoàn được tổ chức đa dạng với nhiều chủ đề khác nhau, các chủ đề sinh hoạt được thể hiện đa dạng như trò chơi tập thể, các cuộc thi cá nhân, cuộc thi giữa các nhóm trong lớp thu hút nhiều đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia. 4. Công tác kiểm tra đánh gia của các chi đoàn còn thực hiện chưa tốt, chưa đánh giá đoàn viên theo từng hoạt động, mới chỉ dừng lại ở việc xét hạnh kiểm của GVCN và tính đánh giá sang công tác Đoàn. Công tác rèn luyện Đoàn viên, giới thiệu thanh niên ưu tú cho đoàn còn mang tính hình thức, chất lượng tham gia còn chưa cao. 4. Đánh giá đoàn viên, thanh niên theo từng tuần, từng tháng, từng học kì và cả nhiệm kỳ. Kịp thời giáo dục, rèn luyện ĐVTN chậm tiến thay đổi. Tạo nhiều hoạt động cho thanh niên tham gia, giới thiệu được nhiều thanh niên ưu tú đủ điều kiện tham gia học lớp đối tượng và đủ điều kiện kết nạp đoàn viên. 5. Đoàn trường chưa phối hợp tốt với các bộ phận trong nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, mới dừng lại ở việc thông báo, gửi văn bản đến GVCN để triển khai đến chi đoàn. Chưa tham mưu được cho chi bộ về việc xã hội hóa kinh phí sử dụng cho đoàn, chưa trình được hiệu trưởng nhà trường để xin kinh phí hoạt động, chủ yếu kinh phí từ nguồn Đoàn phí, quỹ thanh niên còn hạn chế. 5. Đoàn trường đã phối hợp tốt với các tổ chức, bộ phận trong nhà trường: như tổ chức công đoàn trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động cho giáo viên, phối hợp tốt với GVCN, hướng dẫn GVCN tổ chức các hoạt động cho học sinh. Tham mưu cho chi bộ về công tác xã hội hóa các doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ cho nhà trường và các doanh nghiệp trên địa bàn. Đã trình xin kinh phí tổ chức cho giải thể thao, văn hóa văn nghệ, các hoạt động khác... 6. Các hoạt động đoàn còn chưa được đổi mới, đa phần do Bí thư đoàn trường xây dựng, tìm hoạt động để triển khai, các chi đoàn chưa có sự chủ động, chưa tìm hiểu nhiều về các phong trào tình nguyện, chưa có tính xung kích, sáng tạo. Tham gia chưa thực sự nhiệt tình và còn mang tính hình thức. 6. Các hoạt động xung kích, tình nguyện vì cộng đồng được xây dựng đa dạng, ĐVTN đã tự chủ động, tích cực tham gia các hoạt động như: hoạt động giúp đỡ hỗ trợ các điểm tiêm Vắc xin Covid-19, hoạt động vệ sinh bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, xây dựng công trình thanh niênCác hoạt động đó do cán bộ đoàn tự xây dựng và triển khai thực hiện. 7. Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nghỉ tránh dịch diễn ra nhiều, ĐVTN đã quen với việc sinh hoạt Đoàn trực tiếp nên việc sử dụng các hình thức trực tuyến để sinh hoạt đoàn còn hạn chế. Các cán bộ đoàn chậm, hoặc không triển khai tổ chức được các hoạt động qua mạng, dẫn đến các cuộc thi, các hoạt động trực tuyến còn chậm và hiệu quả chưa cao. 8. Bằng việc tổ chức nhiều cuộc thi, hoạt động qua hình thức trực tuyến như cuộc thi làm video về Đoàn, cuộc thi văn nghệ qua làm MV, cuộc thi làm tập san bằng máy tính đăng trên kênh Fanpage hay tham gia các cuộc thi trực tuyến qua app thanh niên Việt Nam, các cuộc thi tìm hiểu do Đoàn cấp trên, Sở GD&ĐT, tỉnh ủy Lào Caiphát động, Đoàn viên thanh niên được rèn kỹ năng, nghiệp vụ và thực hiện rất hiệu các hoạt động trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất của nhà trường, hệ thống mạng internet có dây và không dây - Đánh giá lợi ích/hiệu quả thu được hoặc dự kiến có thể thu được so với trước và sau khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Hiệu quả kinh tế:. + Hiệu quả xã hội:. + Hiệu quả trong công tác chuyên môn, công tác quản lý: Qua thời gian áp dụng sáng kiến, kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ Đoàn các chi đoàn đã được nâng cao, công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong trường đã có sự thay đổi rõ rệt. Việc đổi mới quản lý, số hóa, sử dụng các phần mềm, ứng dụng cơ bản công nghệ thông tin vào công tác đoàn tạo ra nhiều hình thức, hoạt động phong phú, giúp đoàn viên thanh niên nhà trường có nhiều sân chơi bổ ích, hoạt động tích cực, đổi mới chất lượng công tác đoàn cũng như chất lượng chuyên môn. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được so với trước và sau khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Không - Danh sách những người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Không. Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Sa Pa, ngày 12 tháng 5 năm 2022 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Hoàng Ngọc Tài CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường THPT Số 2 Sa Pa. Họ và tên tác giả: Hoàng Ngọc Tài Mã số: . (tác giả không ghi vào phần này) 1. Tình trạng giải pháp đã biết: 1.1. Việc tổ chức tuyên truyền giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục chính trị, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh niên chủ yếu là tuyên truyền miệng, tuyên truyền bằng bản cứng, hình thức chưa đa dạng, chưa thu hút được đông đảo đoàn viên thanh niên hưởng ứng học tập. 1.2. Cán bộ đoàn của các chi đoàn còn rụt rè, nhút nhát, kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn còn yếu và đặc biệt là triển khai các hoạt động liên quan đến trực tuyến qua mạng internet còn chậm, chưa đạt hiệu quả theo yêu cầu. 1.3. Hình thức sinh hoạt chi đoàn chưa đa dạng, còn tổ chức hình thức, đa phần chỉ là đánh giá, nhận xét và ít hoạt động tập thể cho đoàn viên thanh niên tham gia. 1.4. Công tác kiểm tra đánh giá của các chi đoàn còn thực hiện chưa tốt, chưa đánh giá đoàn viên theo từng hoạt động, mới chỉ dừng lại ở việc xét hạnh kiểm của GVCN và tính đánh giá sang công tác Đoàn. Công tác rèn luyện Đoàn viên, giới thiệu thanh niên ưu tú cho đoàn còn mang tính hình thức, chất lượng tham gia còn chưa cao. 1.5. Đoàn trường chưa phối hợp tốt với các bộ phận trong nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, mới dừng lại ở việc thông báo, gửi văn bản đến GVCN để triển khai đến chi đoàn. Chưa tham mưu được cho chi bộ về việc xã hội hóa kinh phí sử dụng cho đoàn, chưa trình được hiệu trưởng nhà trường để xin kinh phí hoạt động, chủ yếu kinh phí từ nguồn Đoàn phí, quỹ thanh niên còn hạn chế. 1.6. Các hoạt động đoàn còn chưa được đổi mới, đa phần do Bí thư đoàn trường xây dựng, tìm hoạt động để triển khai, các chi đoàn chưa có sự chủ động, chưa tìm hiểu nhiều về các phong trào tình nguyện, chưa có tính xung kích, sáng tạo. Tham gia chưa thực sự nhiệt tình và còn mang tính hình thức. 1.7. Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nghỉ tránh dịch diễn ra nhiều, ĐVTN đã quen với việc sinh hoạt Đoàn trực tiếp nên việc sử dụng các hình thức trực tuyến để sinh hoạt đoàn còn hạn chế. Các cán bộ đoàn chậm, hoặc không triển khai tổ chức được các hoạt động qua mạng, dẫn đến các cuộc thi, các hoạt động trực tuyến còn chậm và hiệu quả chưa cao. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Mục đích của giải pháp: Nhằm nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường THPT Số 2 Sa Pa. 2.1. Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục chính trị, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh niên Nhằm nắm được thực trạng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục chính trị, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh niên, tôi tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 10 đoàn viên, thanh niên đại diện mỗi chi đoàn, kết quả như sau: Câu hỏi: Em có nắm được các nội dung tuyên truyền, giáo dục chính trị, đạo đức lối sống mà Đoàn trường và chi đoàn triển khai không? Chi đoàn Trả lời Không Nhớ 50% Nhớ hoàn toàn 10A1 7 3 0 10A2 6 4 0 10A3 8 2 0 10A4 7 3 0 11A1 6 3 1 11A2 5 4 1 11A3 6 4 0 11A4 4 5 1 12A1 3 5 2 12A2 6 3 1 12A3 3 3 4 Để thay đổi thực trạng trên và đổi mới trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục chính trị, đạo đức lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh niên. Ngay từ sau đại hội tôi đã ra quyết định thành lập và bổ sung thành viên vào Ban thông tin truyền thông, ban phát thanh của Đoàn trường. Đối với ban phát thanh: đã lập kế hoạch hoạt động tổng thể trong nhiệm kỳ 2021 – 2022, trong kế hoạch có ghi cụ thể theo tháng các nội dung, chủ đề tuyên truyền, các hình thức phát thanh với nhiều nội dung đa dạng. Bên cạnh đó, mỗi tuần sẽ có chi tiết chủ đề phát thanh tuyên truyền, với hình thức như phóng sự, nhạc cổ động, câu chuyện Đặc biệt những nội dung, hình thức và hoạt động của Ban phát thanh đều do thành viên là học sinh, cán bộ Đoàn được lựa chọn từ các chi đoàn, được tập huấn nghiệp vụ và hướng dẫn công việc chi tiết. Đối với Ban thông tin, truyền thông: Thực hiện côn
File đính kèm:
skkn_giai_phap_doi_moi_nang_cao_chat_luong_cong_tac_doan_va.docx