SKKN Biện pháp tổ chức hiệu quả các phong trào trong công tác Đội ở Trường Tiểu học Việt Thắng 1, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài trường học, là đội hậu bị của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong phong trào của thiếu nhi.

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Để tổ chức hoạt động phong trào đạt hiệu quả trong công tác Đội ở nhà trường thì người cán bộ phụ trách Đội phải là người thiết kế các chương trình hoạt động phong phú, đa dạng tạo cho các em tâm thế thoải mái “chơi mà học”, “học mà chơi ” nhằm thu hút các em đội viên tham gia với tinh thần tự nguyện, tự giác, tránh sự gò bó, ép buộc đối với các em.

Xuất phát từ thực tế khi tổ chức các hoạt động phong trào ở Liên đội trường Tiểu học Việt Thắng 1 và một số trường bạn trong địa bàn huyện Phú Tân còn gặp không ít khó khăn. Phần lớn là do điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường, không gian tổ chức sinh hoạt cho các em còn hạn chế, kế hoạch triển khai thực hiện phong trào chưa bám sát vào điều kiện thực tế của nhà trường, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Tổng phụ trách với giáo viên phụ trách các chi đội và các lớp nhi đồng, tinh thần tham gia phong trào của các em học sinh chưa tự giác, tích cực, mạnh dạn.

doc 10 trang skcongdoan 22/02/2025 370
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp tổ chức hiệu quả các phong trào trong công tác Đội ở Trường Tiểu học Việt Thắng 1, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp tổ chức hiệu quả các phong trào trong công tác Đội ở Trường Tiểu học Việt Thắng 1, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

SKKN Biện pháp tổ chức hiệu quả các phong trào trong công tác Đội ở Trường Tiểu học Việt Thắng 1, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Việt Thắng, ngày 20 tháng 3 năm 2022
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
- Tên sáng kiến: Biện pháp tổ chức hiệu quả các phong trào trong công tác Đội ở trường Tiểu học Việt Thắng 1, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
- Họ và tên: Lê Hải Đồng
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Việt Thắng 1
- Cá nhân phối hợp: Lê Thị Ngọc
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 05/9/2017 đến ngày 20/3/2022.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên sáng kiến: Biện pháp tổ chức có hiệu quả các phong trào trong công tác Đội ở trường Tiểu học Việt Thắng 1, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài trường học, là đội hậu bị của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong phong trào của thiếu nhi.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Để tổ chức hoạt động phong trào đạt hiệu quả trong công tác Đội ở nhà trường thì người cán bộ phụ trách Đội phải là người thiết kế các chương trình hoạt động phong phú, đa dạng tạo cho các em tâm thế thoải mái “chơi mà học”, “học mà chơi ” nhằm thu hút các em đội viên tham gia với tinh thần tự nguyện, tự giác, tránh sự gò bó, ép buộc đối với các em.
Xuất phát từ thực tế khi tổ chức các hoạt động phong trào ở Liên đội trường Tiểu học Việt Thắng 1 và một số trường bạn trong địa bàn huyện Phú Tân còn gặp không ít khó khăn. Phần lớn là do điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường, không gian tổ chức sinh hoạt cho các em còn hạn chế, kế hoạch triển khai thực hiện phong trào chưa bám sát vào điều kiện thực tế của nhà trường, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Tổng phụ trách với giáo viên phụ trách các chi đội và các lớp nhi đồng, tinh thần tham gia phong trào của các em học sinh chưa tự giác, tích cực, mạnh dạn.
Với vai trò là giáo viên Tổng phụ trách Đội, là người thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động phong trào, nên đòi hỏi luôn luôn phải tìm ra những biện pháp tổ chức mới và sáng tạo nhằm thu hút các em cùng tích cực tham gia. Bản thân tôi luôn có tâm huyết với công tác Đội nên luôn tìm tòi và vận dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức các phong trào cho học sinh. Vì vậy tôi chọn viết sáng kiến “Biện pháp tổ chức hiệu quả các phong trào trong công tác Đội ở trường Tiểu học Việt Thắng 1, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức các hoạt động phong trào ngày càng tốt hơn.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Thuận lợi
Luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Chi bộ, Ban lãnh đạo trường, các Ban ngành đoàn thể, đội ngũ giáo viên phụ trách các chi đội và các lớp nhi đồng.
Phụ huynh học sinh luôn đồng thuận và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường khi tổ chức phong trào hoạt động cho học sinh.
Đa số đội ngũ cán bộ Đội và Nhi đồng ngoan ngoãn, trình độ nhận thức của các em khá đồng đều, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể ở Liên đội.
Bản thân tôi là người luôn có tâm huyết với công tác Đội trong nhiều năm qua, thường xuyên quan tâm, giúp đỡ, động viên học sinh trong học tập và trong tham gia các phong trào.
2. Khó khăn
Cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế, chưa có hội trường, chưa có các khu tổ chức sinh hoạt riêng cho học sinh, diện tích sân chơi còn hẹp trong khi số lượng học sinh khá đông.
Một số phụ huynh ưu tiên việc học của các em, nên chưa chú trọng cho các em tham gia các phong trào của nhà trường phát động. Bên cạnh số đông học sinh các em còn nhút nhát, ngại tiếp xúc, chưa mạnh dạn khi tham gia các phong trào tập thể.
Đội ngũ Ban chỉ huy liên đội mặc dù nhiệt tình trong các hoạt động và các phong trào của liên đội, nhưng các em còn thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức tham gia chức các hoạt động tập thể. Chính vì điều đó mà gây rất nhiều trở ngại trong quá trình triển khai và tổ chức các hoạt động phong trào. Nhiều phong trào hoạt động đôi khi còn phải tập huấn riêng cho các em trong khâu tổ chức và thiết kế các hoạt động.
Trong các hoạt động phong trào đôi khi giáo viên - Tổng phụ trách Đội đôi lúc chưa phát huy hết năng lực, sáng tạo. Trong công việc còn chưa phối hợp nhịp nhàng với giáo viên phụ trách (GVCN) các lớp nên chất lượng hoạt động đạt chưa cao. Vì vậy làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tổ chức phong trào nhằm thu hút tập hợp học sinh.
3. Những biện pháp thực hiện
Trong thực tế, mặt dù cơ sở vật chất nhà trường đã xuống cấp, diện tích sân chơi của học sinh còn nhỏ hẹp so với các trường bạn trong cùng địa bàn. Bên cạnh đó, số lượng học sinh thì đông, nhưng trường Tiểu học Việt Thắng 1 khắc phục được những khó khăn đó và cố gắng tạo được một sân chơi bổ ích cho các em học sinh, phù hợp với tình thực tế của nhà trường. 
Để khắc phục những tồn tại phổ biến hiện nay trong việc tổ chức các phong trào hoạt động của liên đội, đồng thời mong muốn xây dựng những phong trào mang tính thiết thực nhằm giúp cho các em tăng thêm tính đoàn kết, rèn kỹ năng sống, tính độc lập, sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống. Tôi đã thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:
3.1. Biện pháp 1: Thực hiện tốt công tác phối hợp trong nhà trường.
Về phía lãnh đạo nhà trường: Giáo viên tổng phụ trách Đội thương xuyên tham mưu với Ban lãnh đạo nhà trường quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức, tham gia hoạt động phong trào trong và ngoài nhà trường. Quan tâm chỉ đạo xuống giáo viên phụ trách Chi đội và các lớp Nhi đồng phát động cho học sinh tích cực tham gia các phong trào do nhà trường tổ chức.
Về phía giáo viên phụ trách: Thực hiện đúng nội dung của Điểm 6 Điều 31 Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định về nhiệm vụ của giáo viên trong việc phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng Hồ Chí Minh trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh. Qua đó đã khẳng định giáo viên phụ trách Chi đội và các lớp Nhi đồng, giáo viên chủ nhiệm(GVCN) giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện thành công Chương trình rèn luyện đội viên. Là trung tâm cầu nối giữa tổ chức Đội với học sinh, giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. Vì vậy giáo viên tổng phụ trách đội phải thường xuyên, phối hợp nhịp nhàng với giáo viên phụ trách lớp, để từ đó tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các hoạt động phong trào tích cực và đạt hiệu quả cao hơn.
Về phía học sinh: Giáo viên tổng phụ trách Đội và giáo viên phụ trách lớp phải giáo dục cho học sinh hiểu được việc tham gia các phong trào của Đội là một hoạt động không thể thiếu, không thể tách rời vào quá trình học tập của bản thân khi còn đang ngồi học trên ghế nhà trường. Là một hoạt động nhằm rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng tư duy và phát triển về thể chất, để từ đó làm nền tảng đồng thời có sức khỏe giúp cho việc học tập ngày một tốt hơn.
Về phía Tổng phụ trách Đội: Căn cứ vào Thông tư số 27/2017/TT-BGDĐT “Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập”. Vai trò của giáo viên tổng phụ trách đội vô cùng quan trọng trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động Đội và phong trào Thiếu nhi trong nhà trường. Để tổ chức các hoạt động phong trào đạt hiệu quả, trước tiên giáo viên tổng phụ trách Đội phải có năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn, biết thiết kế và thực thi các hoạt động phong trào thế nào cho đúng, phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với tâm sinh lý học sinh và luôn được sự đồng tình ủng hộ cao từ các tổ chức. Có như vậy thì hoạt động phong trào của Đội trong nhà trường mới đạt hiệu quả cao.
3.2. Biện pháp 2: Thiết kế hoạt động phong trào đảm bảo quy trình
Thiết kế hoạt động phong trào Đội chính là sự lựa chọn về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục nhằm tạo ra một mô hình hoạt động và tổ chức thực hiện sáng tạo theo một chủ đề, chủ điểm, một yêu cầu giáo dục nhất định của Đội.
Thiết kế hoạt động phong trào phải đảm bảo nội dung một cách trình tự, khoa học. Phải có phần mở đầu và kết thúc, xác định đâu là khâu quan trọng nhất của toàn bộ hoạt động.
Thiết kế hoạt động phong trào phải xác định được thời điểm diễn ra các hoạt động trong tháng, trong năm. Có thời gian cụ thể hoá thành kế hoạch trong quá trình thực hiện. Có sự đồng nhất cao trong Ban lãnh đạo nhà trường, sự đồng tình ủng hộ từ giáo viên phụ trách các chi đội và các lớp nhi đồng.
Thiết kế hoạt động phong trào phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường như: Cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức, khả năng trình độ và đặc biệt là về tình hình sức khoẻ của học sinh.
Thiết kế hoạt động phong trào phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em, trong các hoạt động phong trào phải mang tính lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục các em trong cuộc sống và trong học tập sinh hoạt hàng ngày. Để qua đó giúp cho các em có một sân chơi bổ ích, thiết thực “học mà chơi”, “chơi mà học” nhằm gây sự hứng thú cho các em tích cực và nhiệt tình tham gia.
* Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Tìm hiểu nghiên cứu kế hoạch và những chủ trương của Hội đồng đội cấp trên và nhiệm vụ năm học của nhà trường. Xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường để triển khai thực hiện, đồng thời nắm bắt những yêu cầu nguyện vọng của giáo viên phụ trách các em học sinh.
- Chú trọng đến các ngày lễ lớn trong năm, những ngày truyền thống của đơn vị và của địa phương để thiết kế.
- Chọn cử đội ngũ cán bộ phụ trách chi đội có năng lực phụ trách các nội dung sao cho phù hợp với sở trường và điều kiện của cá nhân từng em.
- Chuẩn bị về cơ sở vật chất phục vụ tối đa cho các hoạt động, đồng thời dự kiến thời gian, thời điểm phù hợp.
* Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động
- Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động Đội là công việc rất quan trọng và có tính quyết định. Nội dung tổng hợp và nội dung cho từng hoạt động cụ thể phải đảm bảo bám sát mục đích, yêu cầu đặt ra và phải có tính khả thi cao.
- Nội dung hoạt động phải chia thành các công việc cụ thể gắn với thời gian dự kiến.
- Xác định được những công việc thường xuyên, chủ yếu và trọng tâm. Tiến trình công việc gắn với địa điểm cụ thể.
- Khẳng định được tính thống nhất chung, tính riêng biệt. Có thể điều chỉnh kế hoạch trước, trong quá trình chỉ đạo thực hiện bản thiết kế sao cho phù hợp với tình hình. Chương trình và kế hoạch hoạt động được lập một cách khoa học, chi tiết đảm bảo đạt hiệu quả cao. Đặc biệt phải cương quyết chỉ đạo, tránh tình trạng chỉ đạo mà không quan tâm kiểm tra giám sát, sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả của phong trào. Đặc biệt làm cho các em học sinh tham gia chán nản, không nhiệt tình, không sôi động, thiếu tác dụng giáo dục.
- Nội dung chương trình một bản thiết kế hoạt động được cụ thể như sau:
- Tên bản thiết kế.
- Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác, người thiết kế.
- Mục đích của bản thiết kế.
- Nội dung và chương trình hoạt động (Nội dung cụ thể, địa điểm, thời gian, người chịu trách nhiệm chính, người chịu trách nhiệm về các mặt khác)
- Ban tổ chức chỉ đạo thực hiện và chỉ đạo bản thiết kế.
- Điều kiện cơ sở vật chất và công tác phối hợp.
- Phương án 2 dự phòng.
* Bước 3: Chỉ đạo thực hiện
- Sau khi đã làm tốt công tác chuẩn bị và thiết kế nội dung, chương trình và kế hoạch hoạt động phong trào thì tiến hành phổ biến vận dụng thực hiện. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, trưởng ban phải chịu trách nhiệm quán xuyến toàn bộ công việc, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá để kịp thời động viên, tuyên dương cũng như nhắc nhở những công việc chưa làm được của cá nhân và tập thể Đội. 
- Các uỷ viên phụ trách từng phần việc phải chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức công việc được phân công và báo cáo kịp thời diễn biến cho trưởng ban để phối hợp thực hiện. 
- Phải chỉ đạo một cách cương quyết nội dung, chương trình hoạt động trong thiết kế. Tuy nhiên, có thể có những phát sinh trong quá trình thực hiện vì vậy cần linh hoạt, sáng tạo để sử dụng và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình.
- Thường xuyên hội ý với ban tổ chức để nắm bắt diễn biến các hoạt động, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để thực hiện trọn vẹn nôị dung và chương trình để ra.
* Bước 4: Tổng kết đánh giá kết quả
- Thiết kế hoạt động phong trào Đội và chỉ đạo thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất và rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Để giành thời gian thích đáng xem xét một cách nghiêm túc những mặt mạnh, mặt yếu, những ưu điểm, nhược điểm của cá nhân và của cả các tập thể là rất cần thiết. Rút kinh nghiệm để ban tổ chức và các em tự xem lại mình, tự đánh giá và làm bài học cho lần sau. Mặt khác, tổng kết đánh giá kết quả kịp thời để động viên, tuyên dương, khen thưởng cũng như nhắc nhở, phê bình những cá nhân, tập thể chưa tích cực, chưa tham gia tốt, đảm bảo thực hiện yêu cầu tất yếu của thiết kế và chỉ đạo thực hiện hoạt động phong trào Đội.
- Tổng kết đánh giá kết quả phải khách quan, vô tư và công bằng cả vấn đề tổ chức, yêu cầu giáo dục, nội dung, hiệu quả kinh tế và các mối quan hệ với các đơn vị trong quá trình hoạt động Đội.
3.3. Biện pháp 3: Tăng cường đổi mới hình thức tổ chức phong trào
Tổ chức phong trào gắn với các chủ điểm và các ngày lễ lớn trong năm học: Trong năm học có những chủ điểm, những ngày lễ lớn, tùy theo yêu cầu của nhà trường, của phòng giáo dục, của sở giáo dục hay của ngành và những sự kiện trong năm để tổ chức phong trào. Qua từng phong trào giáo dục truyền thống ý nghĩa lịch sử cho các em và hình thành nhân cách cho các em qua những tấm gương người tốt, việc tốt. Qua đó cũng cho các em thể hiện ý kiến, khả năng của mình thông qua các Hội thi như: Thi tìm hiểu kiến thức lịch sử, thi hái hoa dân chủ, thi vẽ tranh, văn nghệ, kể chuyện, trò chơi dân gian, nét đẹp tuổi thơ, thể dục thể thaocác Hội thi trên tổ chức vào các ngày lễ trong năm học như:
- Trong tháng 9, 10 có ngày thành lập nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9/1945; ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1945; ngày 15/10/1930 ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
- Tháng 11,12 có ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày khởi nghĩa Hòn Khoai 13/12; ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
- Tháng 1,2 có ngày học sinh, sinh viên 9/01; ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2.
- Tháng 3,4 có ngày Quốc tế Phụ nữ; ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh; ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4.
- Tháng 5,6 có ngày Quốc tế lao động 01/5; ngày thành lập Đội 15/5; ngày sinh nhật Bác 19/5; ngày quốc tế Thiếu nhi 01/6.
3.4. Biện pháp 4: Tổ chức phong trào gắn với các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
 Ngay từ đầu năm học khi xây dựng các kế hoạch tổ chức phong trào cho các em học sinh tôi đã đưa vào lồng ghép với các hoạt động ngoài giờ lên lớp phong trào ví dụ như: Trong

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_to_chuc_hieu_qua_cac_phong_trao_trong_cong_ta.doc