Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao công tác điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ xã Ea pô năm 2019
Trong qua trình thực hiện công tác điều tra đóng vai trò rất quan trọng. Nếu công tác điều tra đảm bảo tính chính xác, kịp thời sẽ góp phần nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Nhưng thực tế trong nhiều năm qua công tác điều tra phổ cập ở địa phương gặp rất nhiều khó khăn vì việc điều tra phổ cập là nhiệm vụ của giáo viên thuộc các trường trong xã. Mặt khác việc đi điều tra phổ cập giáo dục mất rất nhiều thời gian và công sức của giáo viên vì phải đi vào thời gian giữa trưa hoặc chiều tối mới gặp được người dân, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa.
Để nâng cao hiệu quả công tác điều tra và khắc phục những khó khăn, hạn chế việc đi điều tra phổ cập của giáo viên. Tôi đưa ra sáng kiến “Nâng cao công tác điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ xã Ea pô năm 2019”. Đây là lí do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao công tác điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ xã Ea pô năm 2019

UBND HUYỆN CƯ JÚT TRƯỜNG THCS PHẠM HỒNG THÁI @&? SÁNG KIẾN “Nâng cao công tác điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ xã Ea pô năm 2019” Tác giả: Nguyễn Cảnh Hòa Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THCS Phạm Hồng Thái Điện thoại: 0982.371.535 Ea pô, ngày 14 tháng 04 năm 2020 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU Trang 1 1. Lý do chọn đề tài Trang 1 2. Mục đích nghiên cứu Trang 2 3. Đối tượng nghiên cứu Trang 2 4. Phương pháp nghiên cứu Trang 2 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trang 2 II. NỘI DUNG Trang 2 1. Cơ sở lý luận Trang 2 2. Thực trạng công tác điều tra phổ cập giáo dục trước năm 2019 Trang 3 3. Các giải pháp mới nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế Trang 5 4. Kết quả đạt được Trang 9 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 11 1. Kết luận Trang 11 2. Kiến nghị Trang 12 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 13 V. PHỤ LỤC BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung 1 PCGD-XMC Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ 2 PCGDMN Phổ cập giáo dục mầm non 3 PCGDTH Phổ cập giáo dục tiểu học 4 PCGDTHCS Phổ cập giáo dục trung học cơ sở 5 THCS Trung học cơ sở 6 TH Tiểu học 7 MG Mẫu giáo 8 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 9 P1, P2, Phụ lục 1, 2, I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ - CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGD-XMC; Quyết định số 1379/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch PCGD-XMC tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2016-2021; Thông tư số 35/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thông tin quản lý PCGD-XMC; Công văn số 750/SGDĐT-GDTXCN, ngày 03/5/2018 về việc triển khai thực hiện thông tư số 35/2017TT-BGDĐT và điều tra, cập nhật số liệu PCGD-XMC; Kế hoạch số 86/KH-PCGD-XMC ngày 05/7/2018 của UBND huyện Cư Jút về công tác PCGD-XMC đến năm 2020. Trường THCS Phạm Hồng Thái được giao nhiệm vụ làm đầu mối tham mưu cho Ban chỉ đạo PCGD-XMC xã Ea pô thực hiện Kế hoạch công tác phổ cập và mở lớp xóa mù; tổ chức tập huấn điều tra, cập nhật số liệu vào phần mềm và hoàn thành các báo cáo. Trong qua trình thực hiện công tác điều tra đóng vai trò rất quan trọng. Nếu công tác điều tra đảm bảo tính chính xác, kịp thời sẽ góp phần nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Nhưng thực tế trong nhiều năm qua công tác điều tra phổ cập ở địa phương gặp rất nhiều khó khăn vì việc điều tra phổ cập là nhiệm vụ của giáo viên thuộc các trường trong xã. Mặt khác việc đi điều tra phổ cập giáo dục mất rất nhiều thời gian và công sức của giáo viên vì phải đi vào thời gian giữa trưa hoặc chiều tối mới gặp được người dân, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa. (Thời gian đi điều tra 03 tháng từ tháng 8 đến hết tháng 10). Để nâng cao hiệu quả công tác điều tra và khắc phục những khó khăn, hạn chế việc đi điều tra phổ cập của giáo viên. Tôi đưa ra sáng kiến “Nâng cao công tác điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ xã Ea pô năm 2019”. Đây là lí do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Giảm thời gian, công sức cho giáo viên đi điều tra. - Đảm bảo thông tin đối tượng phổ cập chính xác. - Thay đổi nhận thức cho người dân “họ vừa là đối tượng phổ cập đồng thời là cộng tác viên trong công tác điều tra phổ cập”. 3. Đối tượng nghiên cứu - Giáo viên làm công tác điều tra phổ cập giáo dục trên địa bàn xã Ea pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. - Các đối tượng phổ cập giáo dục là phụ huynh học sinh thuộc bốn trường trên địa bàn xã. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích, so sánh tính hiệu quả của hai phương pháp điều tra (phương - Thống kê kết quả, chất lượng việc điều tra phổ cập giáo dục trong hai năm 2018 và 2019. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Công tác điều tra phổ cập giáo dục trên địa bàn xã Ea pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. - Thời gian nghiên cứu từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức để mọi công dân đều được học tập và đạt tới một trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Phổ cập giáo dục là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Điều tra là hành động để tìm hiểu kỹ hơn về một vấn đề nào đó (Trích từ điển Tiếng việt Vậy điều tra phổ cập giáo dục là hoạt động tìm hiểu kỹ về trình độ học vấn của người dân được cập nhật qua phiếu điều tra. 2. Thực trạng công tác điều tra phổ cập giáo dục trước năm 2019 2.1. Các giải pháp truyền thống Ea pô là xã có điều kiện kinh tế khó khăn, địa hình dân cư rộng gồm 22 thôn. Vì vậy năm 2018 Ban chỉ đạo PCGD-XMC của xã đã phân công công tác điều tra và cập nhật dữ liệu như sau: - Phân công các trường điều tra PCGD-XMC theo thôn: Trường THCS Phạm Hồng Thái TH Nguyễn Huệ TH Lê Lợi MG Eapô Thôn điều tra 1- Ba Tầng 2- Bình Minh 3- Cao Lạng 4- Hợp Thành 5- Thanh Xuân 1- Đắk Thanh 2- Tân Tiến 3- Suối Tre 4- Nam Thanh 5- Nam Tiến 6- Tân Sơn 1- Nhà Đèn 2- Trung Sơn 3- Phú Sơn 4- Thanh Tâm 5- Tân Thành 6- Thanh Nam 1- Thôn 1 2- Bằng Sơn 3- Quyết Tâm 4- Hợp Tân 5- Thanh Sơn - Các trường xây dựng kế hoạch và tiến hành phân công hai giáo viên phụ trách một thôn có trách nhiệm đi điều tra thực tế từng hộ dân theo mẫu phiếu điều tra (P1: Mẫu phiếu điều tra). Những người đi điều tra được Ban giám hiệu nhà trường giảm số tiết dạy để làm tốt công tác phổ cập. - Giáo viên điều tra tiến hành kiểm tra số học sinh đang học ở từng trường có đúng với danh sách học sinh của bốn trường cung cấp hay không. - Giáo viên điều tra tiến hành cập nhật phiếu điều tra lên phần mềm pcgd.moet.gov.vn. - Cán bộ phụ trách phổ cập tiến hành kiểm tra độ chính xác việc giáo viên điều tra cập nhật từng đối tượng phổ cập. - Tiến hành xuất báo cáo và hoàn thành hồ sơ phổ cập của năm. 2.2. Ưu điểm của các giải pháp truyền thống đã thực hiện - Giáo viên đi điều tra nắm bắt được thực tế từng hộ dân ở địa phương về trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình. - Tham mưu tốt cho Ban chỉ đạo PCGD-XMC về điều kiện mở lớp xóa mù chữ cũng như chính sách hỗ trợ cho các đối tượng cần xóa mù. - Tạo được sự gần gũi, thân thiện và tạo niềm tin cho người dân địa phương. 2.3. Tồn tại của các giải pháp truyền thống đã thực hiện - Việc đi điều tra phổ cập giáo dục mất rất nhiều thời gian và công sức của giáo viên vì phải đi vào thời gian giữa trưa hoặc chiều tối mới gặp được người dân, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa. (Thời gian đi điều tra 03 tháng từ tháng 8 đến hết tháng 10). - Công tác đi điều tra phổ cập ảnh hưởng nhiều đến công việc dạy học cũng như việc sắp xếp, bố trí chuyên môn trong các nhà trường. - Năm 2018 tổng số hộ phải điều tra trên địa bàn xã Ea pô là 2968 hộ với 11740 đối tượng, giáo viên đi điều tra khó thực hiện được 100% số hộ nên dẫn đến tình trạng điều tra đối phó, thiếu độ chính xác. (Có những hộ dân đến ba lần vẫn không gặp vì người dân làm rẫy xa nhà, ở địa phương khác). - Khi đến nhà điều tra người dân thường hay mặc cảm nên việc khai báo thiếu sự chính xác về trình độ học vấn. - Thời gian để Ban chỉ đạo nắm bắt tình hình công tác phổ cập từ đó xây dựng kế hoạch và chỉ đạo công tác mở lớp xóa mù cũng như khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác PCGD-XMC chậm, chất lượng chưa cao. - Không phát huy hết các lực lượng trong công tác PCGD-XMC theo tinh thần của Nghị định số 20/2014/NĐ - CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Quyết định số 1379/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch PCGD-XMC tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2016-2021. - Dữ liệu phổ cập trên phần mềm pcgd.moet.gov.vn năm 2018 bị lỗi 341 trên tổng số 11740 đối tượng chiếm tỉ lệ 2,9% dẫn đến sai lệch về số liệu báo cáo công tác PCGD-XMC từ cấp xã đến cấp tỉnh. 3. Các giải pháp mới nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế Tiếp tục thực hiện các công văn chỉ đạo của Chính phủ, của UBND tỉnh và Công văn số 750/SGDĐT-GDTXCN, ngày 03/5/2018 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Nông về việc triển khai thực hiện thông tư số 35/2017TT-BGDĐT và điều tra, cập nhật số liệu PCGD-XMC; 86/KH-PCGD-XMC ngày 05/7/2018 của UBND huyện Cư Jút về công tác PCGD-XMC đến năm 2020. Để khắc phục những tồn tại trong công tác điều tra phổ cập năm 2018 tôi đã đưa ra những giải pháp mới tham mưu cho Ban chỉ đạo PCGD-XMC xã Ea pô nhằm nâng cao công tác điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2019 cụ thể như sau: 3.1. Các giải pháp mới Để tiến hành công tác điều tra phổ cập giáo dục năm 2019 đạt hiệu quả cao cần thực hiện: Thứ nhất: Tham mưu cho Ban chỉ đạo PCGD-XMC xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục năm 2019 và tổ chức họp ban chỉ đạo (có sự tham gia của cán bộ phụ trách phổ cập của các trường) trước năm học mới. Phân công phụ trách các thôn cho bốn trường chú ý sự phân luồng học sinh tiểu học theo từng thôn nên dễ dàng trong việc nắm bắt số liệu học sinh của hai trường tiểu học Nguyễn Huệ và Lê Lợi. Trường THCS Phạm Hồng Thái TH Nguyễn Huệ TH Lê Lợi MG Eapô Thôn điều tra 1- Ba Tầng 2- Bình Minh 3- Cao Lạng 4- Hợp Thành 5- Thanh Xuân 1- Đắk Thanh 2- Tân Tiến 3- Suối Tre 4- Nam Thanh 5- Nam Tiến 6- Tân Sơn 1- Nhà Đèn 2- Trung Sơn 3- Phú Sơn 4- Thanh Tâm 5- Tân Thành 6- Thanh Nam 1- Thôn 1 2- Bằng Sơn 3- Quyết Tâm 4- Hợp Tân 5- Thanh Sơn Thứ hai: Phương pháp điều tra PCGD-XMC theo các bước: Bước 1: Điều tra phổ cập giáo dục ngay tại từng nhà trường trong buổi họp phụ huynh đầu năm học (tháng 8/2019) cụ thể như sau: - Trong giấy mời họp phụ huynh đầu năm học 2019-2020 cần ghi chú “trước khi đi họp phụ huynh đề nghị quý phụ huynh nắm thông tin về trình độ học vấn của các thành viên trong gia đinh như: Năm sinh, học xong lớp, bỏ học lớp., tốt nghiệp bậc ., năm học xong, năm bỏ học, năm tốt nghiệp”. - Trường THCS Phạm Hồng Thái phát phiếu điều tra cho phụ huynh đi họp, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn phụ huynh cách ghi thông tin trong phiếu điều tra (P1: Mẫu phiếu điều tra). (Nếu phụ huynh nào có hai học sinh trở lên đang học trong nhà trường thi phụ huynh thực hiện khai báo trong phiếu điều tra ở lớp cao nhất để tránh trùng phiếu). Thời gian tiến hành sau buổi họp phụ huynh đầu năm tránh làm ảnh hưởng đến nội dung cuộc họp của lớp. - Trường tiểu học Nguyễn Huệ và trường tiểu học Lê lợi hướng dẫn phụ huynh khai báo trong phiếu điều tra tương tự như trường THCS Phạm Hồng Thái. (Nếu phụ huynh ở trường Lê Lợi có con em học ở trường Nguyễn Huệ thì không khai báo vì đã khai báo ở trường Nguyễn Huệ. Những phụ huynh ở hai trường nêu trên mà có con em đang học tại trường THCS Phạm Hồng Thái thì không khai báo vì trường THCS Phạm Hồng Thái đã khai báo). - Trường Mẫu giáo Ea pô hướng dẫn phụ huynh khai báo trong phiếu điều tra trừ những phụ huynh có con em đang học tại ba trường THCS Phạm Hồng Thái, tiểu học Nguyễn Huệ và trường tiểu học Lê lợi vì đã được khai báo). Bước hai: Bốn trường tập hợp, phân loại phiếu điều tra theo từng thôn đối chiếu phiếu điều tra với danh sách hộ dân, lập danh sách những hộ dân còn thiếu trong thôn trường mình phụ trách. Bước ba: Đi điều tra thực tế những hộ còn thiếu (tháng 9): - Giáo viên đi điều tra thực tế những hộ còn thiếu đồng thời kiểm tra xác suất một số phiếu điều tra ở trường (vì có những phụ huynh đi họp thay khai báo có thể không chính xác). - Hoàn thành phiếu điều tra và tiến hành cập nhật phần mềm pcgd.moet.gov.vn. Thứ ba: Phương pháp cập nhật phần mềm pcgd.moet.gov.vn: Bước 1: Cán bộ phụ trách phần mềm cập nhật và tải mẫu phai dữ liệu phổ cập năm 2019. Bước 2: Giáo viên điều tra nhập dữ liệu từ phiếu điều tra vào mẫu phai dữ liệu của phần mềm và tiến hành kiểm tra lỗi (Trong phai tải từ phần mềm có chức năng tự kiểm tra lỗi). Bước 3: Cán bộ phụ trách phần mềm tập hợp các phai dữ liệu của bốn trường, kiểm tra kỹ thuật và ốp lên phần mềm trực tuyến pcgd.moet.gov.vn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiến hành kiểm tra lỗi (phần mềm có ứng dụng kiểm tra lỗi). Bước 4: Xuất số liệu báo cáo theo các biểu mẫu của từng bậc học và xóa mù chữ và gửi về Ban chỉ đạo PCGD-XMC xã (P2: Thống kê trẻ em 0 đến 5 tuổi PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi; P3: Thống kê trẻ em 6 đến 14 tuổi PCGDTH; P4: Biểu tổng hợp kết quả huy động PCGDTHCS; P5: Thống kê kết quả xóa mù chữ). Thứ tư: Ban chỉ đạo PCGD-XMC căn cứ số liệu từ đó triển khai công tác phổ cập và hoàn thành hồ sơ PCGD-XMC năm 2019. 3.2. Ưu điểm của các giải pháp mới - Đã thay đổi được nhận thức “mỗi người dân là một đối trượng phổ cập” thành “mỗi người dân vừa là một đối trượng phổ cập đồng thời là chủ thể trong công tác phổ cập” và lấy đối tượng phổ cập làm trung tâm trong công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. - Giảm được thời gian và công sức cho giáo viên làm công tác điều tra phổ cập, không làm ảnh hưởng đến công việc dạy học cũng như công tác chuyên môn của các trường, cụ thể: + Năm 2019 tổng số hộ phải đi điều tra là 2975 hộ với 11769 đối tượng (tương đương 2975 phiếu điều tra) tăng 07 hộ và 29 đối tượng với 2018 . + Khi áp dụng giải pháp mới, số hộ được điều tra trong buổi họp phụ huynh đầu năm của bốn trường là 1802/ 2975 hộ (đã trừ đi 103 hộ trùng phiếu) chiếm tỉ lệ 60,6%. + Số hộ còn lại phải đi điều tra thực tế là 1173/2975 hộ chiếm tỉ lệ 39,4%. Như vậy khi áp dụng giải pháp mới số hộ phải đi điều tra thực tế giảm đi 60,6% có nghĩa là giảm thời gian đi thực tế là 60,6%. - Phát huy được nhiều đối tượng tham gia công tác phổ cập, nâng cao được nhận thức cho người dân về chủ trương phổ cập giáo dục của Đảng và Nhà nước. - Mỗi lần hướng dẫn được nhiều người nắm bắt cách khai báo thông tin. Đảm bảo sự chính xác về đối tượng và số liệu phổ cập giáo dục cụ thể: Dữ liệu phổ cập trên phần mềm pcgd.moet.gov.vn năm 2019 bị lỗi 03 đối tượng trên tổng số 11769 đối tượng chiếm tỉ lệ 0,03%. - Ban chỉ đạo PCGD-XMC xã nắm bắt kịp thời về số liệu, thông tin và tình hình để từ đó có những kế hoạch, chỉ đạo đạt hiệu quả cao trong công tác phổ cập giáo dục của địa phương cụ thể: Năm 2019 xã Ea pô đã ở được 01 lớp xóa mù với 34 học viên theo học, kết quả công nhận 08 học viên xóa mù chữ (P6: Danh sách học viên hoàn thành chương trình xóa mù chữ giai đoạn I năm học 2019-2020). Số học viên đang tiếp tục theo học lớp xóa mù năm 2020. Đây là kết quả thiết thực trong công tác phổ cập giáo dục 2019 của xã Ea pô. Kết quả có được là nhờ sự điều tra nhanh, hiệu quả đồng thời tuyên truyền tốt trong việc triển khai cho phụ huynh. Từ đó Ban chỉ đạo PCGD-XMC chữ có kế hoạch mở lớp xóa mù kịp thời. Mặt khác do giảm công sức đi điều tra nên giáo viên có nhiều thời gian trong việc dạy lớp lớp xóa mù chữ. 3.3. Những tồn tại của các giải pháp mới - Giáo viên đi điều tra nắm bắt tình hình thực tế về cuộc sống và hoàn cảnh của người dân không đầy đủ. - Nội dung buổi họp phụ huynh đầu năm kéo dài thời gian hơn vì phải dành thời gian để phụ huynh khai báo vào phiếu điều tra phổ cập (khoảng 30 phú
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_cong_tac_dieu_tra_pho_cap_gia.doc