Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nâng cao chất lượng thu hút thiếu nhi tham gia các hoạt động Đội trong trường Tiểu học
Trong thời kỳ thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đang phấn đấu xây dựng một nền giáo dục ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần giáo dục hình thành thiếu nhi Việt Nam giàu có về trí tuệ, khỏe mạnh về thể lực, về đạo đức và có lối sống lành mạnh, trong sáng. Trong đó, hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong (TNTP) là con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Đối với Đội TNTP phương pháp giáo dục là thông qua các hoạt động thực tiễn của Đội và tự rèn luyện của Đội viên.
Hoạt động Đội thu hút học sinh tham gia đông đảo, không chỉ mang tính bắt buộc mà còn lôi cuốn học sinh một cách tự giác, tích cực. Tạo sự tự tin, chủ động, sáng tạo cho học sinh ở bậc học Tiểu học.
Để đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường là đào tạo những con người phát triển toàn diện, cấp bậc tiểu học là cấp bậc quan trọng nhất, là nền móng đầu tiên cho sự phát triển ấy.
Để thu hút các em thiếu nhi tham gia có hiệu quả vào tổ chức hoạt động Đội thì người cán bộ phụ trách Đội phải là người thiết kế các chương trình hoạt động phong phú, đa dạng tạo cho các em tư thế thoải mái “ Chơi mà học”, “ Học mà chơi ” nhằm thu hút các em đội viên tham gia với tinh thần tự nguyện, tự giác, tránh sự gò bó, ép buộc không có hiệu quả.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nâng cao chất lượng thu hút thiếu nhi tham gia các hoạt động Đội trong trường Tiểu học

PHẦN A: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong thời kỳ thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đang phấn đấu xây dựng một nền giáo dục ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần giáo dục hình thành thiếu nhi Việt Nam giàu có về trí tuệ, khỏe mạnh về thể lực, về đạo đức và có lối sống lành mạnh, trong sáng. Trong đó, hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong (TNTP) là con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Đối với Đội TNTP phương pháp giáo dục là thông qua các hoạt động thực tiễn của Đội và tự rèn luyện của Đội viên. Hoạt động Đội thu hút học sinh tham gia đông đảo, không chỉ mang tính bắt buộc mà còn lôi cuốn học sinh một cách tự giác, tích cực. Tạo sự tự tin, chủ động, sáng tạo cho học sinh ở bậc học Tiểu học. Để đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường là đào tạo những con người phát triển toàn diện, cấp bậc tiểu học là cấp bậc quan trọng nhất, là nền móng đầu tiên cho sự phát triển ấy. Để thu hút các em thiếu nhi tham gia có hiệu quả vào tổ chức hoạt động Đội thì người cán bộ phụ trách Đội phải là người thiết kế các chương trình hoạt động phong phú, đa dạng tạo cho các em tư thế thoải mái “ Chơi mà học”, “ Học mà chơi ” nhằm thu hút các em đội viên tham gia với tinh thần tự nguyện, tự giác, tránh sự gò bó, ép buộc không có hiệu quả. Thiết kế hoạt động Đội chính là sự lựa chọn về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục, nhằm tạo ra một mô hình hoạt động và tổ chức thực hiện sáng tạo theo một chủ đề, chủ điểm, theo một yêu cầu giáo dục nhất định của Đội. Thiết kế hoạt động Đội phải phù hợp với đối tượng, với khả năng, trình độ, đặc biệt là sức khỏe. Thiết kế phải phù hợp và gắn chặt với điều kiện kinh tế, chính trị của địa phương và của nhà trường. Vậy làm thế nào để tổ chức tốt các hoạt động Đội trong nhà trường và thu hút các em thiếu nhi tham gia? Đây là một vấn đề nan giải không chỉ có các thầy cô trong Bam giám hiệu nhà trường quan tâm, tìm giải pháp mà là những người được phân công làm công tác Đội ở các nhà trường hết sức băn khoăn, trăn trở. Chính vì điều đó, khi được phân công phụ trách công tác Đội của trường, bản thân tôi không khỏi băn khoăn, lo lắng. Do vậy khi tham gia hoạt động công tác Đội thì cần phải luôn luôn tìm ra những phương pháp mới và sáng tạo để tổ chức tốt các hoạt động Đội, thu hút các em tham gia các phong trào thi đua để tạo ra được không khí vui tươi, sôi nổi, hào hứng cho các em để từ đó các em hăng say học tập tốt. Đáp ứng được cho các em khi đến trường là phải: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Đó là lí do vì sao tôi chọn đề tài: "Một vài biện pháp nâng cao chất lượng thu hút thiếu nhi tham gia các hoạt động Đội trong trường Tiểu học". 2. Mục đích nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu ra đời với mong muốn là sẽ đẩy mạnh hơn nữa phong trào công tác Đội và thanh thiếu nhi trong trường tiểu học. Nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả của các hoạt động Đội. Các hình thức tổ chức hoạt động phong trào thiếu nhi ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn và hiệu quả cao hơn. - Giúp các đồng chí giáo viên phụ trách Chi đội, lớp nhi đồng nắm chắc hơn về phương pháp, cách thức tổ chức, sự chuẩn bị lập kế hoạch cho các hội thi, trò chơi, các buổi giao lưu, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: - Công tác tổ chức các hoạt động Đội của giáo viên - Tổng phụ trách Đội. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Trong những năm qua, mặc dù chất lượng công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường đã được chú trọng nhưng chất lượng về các hội thi, các hoạt động phong trào. Các kế hoạch hoạt động được thiết lập còn có lúc chưa chi tiết, cụ thể và lúc triển khai thực hiện thì không tránh khỏi sai sót đáng kể. - Từ những hạn chế đó, đề tài tìm ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng và tìm biện pháp khắc phục tồn tại đó, góp phần giúp các đồng chí giáo viên Tổng phụ trách (TPT), các đồng chí phụ trách Chi đội, lớp nhi đồng khắc phục những hạn chế, tồn tại như đã nêu trên. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện thành công đề tài này, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu như: - Tham khảo tài liệu. - Phỏng vấn hay trò chuyện. - Trực quan cụ thể. - Điều tra viết. - Quan sát. - Trắc nghiêm khách quan. - Đàm thoại. - Phân tích nội dung. - Phỏng vấn (hay trò chuyện). - Phân tích đánh giá hoạt động 6. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu vai trò tổ chức các hoạt động Đội nhằm nâng cao hiệu quả tại trường Tiểu học trong năm học 2020 - 2021. PHẦN B: NỘI DUNG Chương I. 1. Cơ sở lí luận: Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. Thực tế hàng năm qua các phong trào của Đội đã lôi cuốn biết bao thế hệ thiếu nhi tham gia và đã trở thành truyền thống của Đội như: Phong trào “Nghìn việc tốt”, công tác “Trần Quốc Toản”, phong trào “Kế hoạch nhỏ”, phong trào “Qũy vì bạn nghèo”, phong trào “Áo ấm tặng bạn”. Đội được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nó thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động. Hoạt động Đội là hoạt động tập thể, mang tính xã hội rất cao và thường gắn với thực tiễn: Chính trị, kinh tế, xã hội chung của đất nước, của địa phương và của nhà trường. Thông qua hoạt động Đội đã tổ chức giáo dục các thành viên của mình về mọi mặt như: Tác phong, đạo đức, ý thức, học tập, yêu lao động, yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu con người, đoàn kết với bạn bè,...Từ đó xác định cho mình phải cố gắng trong rèn luyện, lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội. Người phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh muốn có được những hiệu quả tốt trong hoạt động Đội, thu hút các em thiếu nhi cần có một trong những năng lực quan trọng nhất đó là: Tổ chức hoạt động thực tiễn cho các em, các hoạt động phải biết thiết kế và thực thi theo nhu cầu, sở thích của các em từng độ tuổi. 1.1. Các khái niệm cơ bản : * Đội TNTP Hồ Chí Minh là gì ? Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và Đoàn Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phụ trách. Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài trường học, là đội hậu bị của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong các phong trào của thiếu nhi. * Vai trò của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh: - Đội TNTP Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, nhi đồng, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Đội TNTP Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì quyền lợi của trẻ em, vì hoà bình, hạnh phúc của các dân tộc. - Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. - Đội TNTP Hồ Chí Minh được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nó thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho đội viên được tiếp cận tự giáo dục, tính tự giác, tự quản,... thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hội thi¸các hoạt động tập thể mà Đội tổ chức. - Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức hỗ trợ tích cực với nhà trường, cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục tiêu giáo dục. * Nhiệm vụ của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh: - Đội là lực lượng dự bị của Đoàn, vừa thể hiện tính tự phát triển của Đội vừa là nhiệm vụ của Đội, giúp đội viên phấn đấu trở thành đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, góp phần trực tiếp vào việc đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp của đất nước mà bắt đầu đặt nền móng từ các trường Tiểu học. Tổ chức tốt các hoạt động Đội là một phầnvà nâng cao hiệu quả của các hoạt động là một nhiệm vụ không thể thiếu được. Các hoạt động Đội mà lơ là, sao nhãng hoặc làm không có trách nhiệm, đối phó thì không thu hút được thiếu nhi bởi mục tiêu của hoạt động Đội là nhằm phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ, đồng hành với việc giáo dục trong nhà làm sao thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước có được những kiến thức, vốn hiểu biết về thế giới muôn màu xung quanh, tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế với bè bạn năm Châu theo di chúc của Bác Hồ để lại. - Qua các hoạt động tập thể, Đội phải có trách nhiệm giúp đỡ đội viên, nhi đồng phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, giải trí. 1.2. Vài nét về địa phương nơi tôi công tác: Xã tôi là một xã nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội. Đây là mảnh đất đã ghi lại dấu tích lịch sử hào hùng của nhân dân thủ đô trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Thời gian trôi đi, cùng với bao biến đổi không ngừng của xã hội, địa phương tôi vẫn giữ được nét đẹp về truyền thống hiếu học. 1.3. Vài nét về Liên đội nơi tôi công tác: Trường Tiểu học Liên Ninh - nơi tôi đã và đang công tác là một trường nằm ở ngoại thành Hà Nội. Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, năm 2005 trường được xây mới và công nhận là trường chuẩn Quốc gia, đầu tư cơ sở vật chất tương đối khang trang, có đầy đủ các phòng chức năng. Không chỉ cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục còn được nâng lên bởi đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, yêu nghề, có ý chí vươn lên trong công tác giáo dục. Trong nhiều năm trường luôn cố gắng phấn đấu về mọi mặt như học tập và các phong trào. Nhiều năm trường đạt danh hiệu: “Trường Tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố . Đối với mảng công tác Đội, Liên đội tôi công tác nhiều năm liền được Hội đồng Đội Huyện công nhận là “Liên Đội mạnh xuất sắc cấp huyện và Liên Đội mạnh xuất sắc cấp Thành phố” * Thuận lợi: - Được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Thanh Trì, Phòng giáo dục huyện Thanh Trì, Hội đồng Đội huyện Thanh Trì, Chi bộ Đảng - Ban giám hiệu nhà trường; ngoài ra các lực lượng trong và ngoài nhà trường như: Ban phụ huynh, Đoàn thanh niên trong xã, Chi đoàn trường, các phụ trách chi cũng luôn phối hợp, tạo điều kiện cho các hoạt động Đội của Liên đội. - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ vật chất, kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho các hội thi, các hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường. - Các đội viên, nhi đồng luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đội. - Đội ngũ phụ trách chi đội, lớp nhi đồng luôn kịp thời trong việc thu nhận thông tin và vạch hướng giải quyết thông tin đến chi đội mình luôn quan tâm đến các hoạt động công tác Đội, các phong trào và các hội thi, cùng với sự nhiệt tình của BCH Liên - Chi đội và toàn thể đội viên trong Liên đội. * Khó khăn: - Hầu hết các em học sinh đều là con nhà nông thôn nên trình độ nhận thức của phụ huynh học sinh chưa cao. Rất nhiều bậc phụ huynh không ủng hộ khi thấy con em họ tham gia các phong trào, công tác Đội trong nhà trường. Đa số các bậc cha mẹ học sinh đều cho rằng việc học văn hóa trên lớp mới quan trọng, còn các hoạt động phong trào thì không giúp gì cho sự phát triển của con em mình. - Đội ngũ cán bộ Đội mặc dù nhiệt tình trong các hoạt động và các phong trào của Liên đội nhưng các em còn thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức tổ chức các hoạt động tập thể nên gây rất nhiều trở ngại trong quá trình triển khai và tổ chức các hoạt động sinh hoạt động tập thể. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động Đội trong các nhà trường đã được Đảng và nhà nước quan tâm. Hiện nay trong bậc Tiểu học, hoạt động phong trào đã giúp thầy trò có những tiết học, những kinh nghiệm, những kiến thức lịch sử của đất nước ta trải qua thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhưng phần lớn trong công tác Đội của các nhà trường còn mang tính thụ động, chưa sáng tạo. Hoạt động Đội trong các nhà trường nói chung và trong trường Tiểu học tôi đang công tác nói riêng đang là mối quan tâm của nhiều người trong xã hội, nhất là của các bậc quản lý giáo dục, bởi đây là một hoạt động giáo dục, nó hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập của thầy và trò trong các nhà trường được tốt hơn, góp phần vào mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo và phát triển con người mới có đủ “Tài - Đức” để gánh vác sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới cho đời sau. Trong thực tế ở trường Tiểu học, Đội TNTP có vai trò rất lớn, là chủ thể của đối tượng hoạt động trong nhà trường. Nhà trường muốn mạnh về mọi mặt, muốn giáo dục được học sinh toàn diện thì không thể nào tách rời khỏi công tác Đoàn - Đội. Học sinh đến trường không chỉ để học tập, tiếp thu kiến thức khoa học mà các em còn được tham gia các phong trào rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí, rèn luyện nhân cách để thành những chủ nhân tương lai của đất nước, giỏi về kiến thức văn hóa, lành mạnh về đạo đức lối sống. Xuất phát từ thực tế khi tổ chức các hoạt động tập thể còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh nghiệm tổ chức hoạt động, đặc biệt là nhận thức, trình độ, năng lực và kỹ năng tổ chức, thực hiện các phong trào hoạt động tập thể chưa có sức thu hút các em trong hoạt động, việc kết hợp giữa các cán bộ Đội trong sinh hoạt động tập thể chưa mang lại kết quả giáo dục cao, hoạt động chỉ mang tính hình thức không chất lượng. Hoạt động Đội đã thực sự có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng văn hóa, góp phần quan trọng trong việc giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng các em thành những con người phát triển toàn diện. Có thể nói, chính công tác hoạt động phong trào trong các nhà trường đã góp phần đắc lực vào kết quả dạy và học của thầy và trò trong các nhà trường. Nói một cách khác, hoạt động phong trào trong các nhà trường luôn luôn đi song song cùng hoạt động dạy và học tập của thầy và trò. Chương II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu - Liên đội Tiểu học Liên Ninh - nơi mà tôi được phân công làm tổng phụ trách Đội, là một trường vẫn còn nghèo thuộc ngoại thành Hà Nội. Chính vì vậy mà việc tổ chức các hoạt động Đội cũng gặp không ít khó khăn. Trong năm học 2020 - 2021, cụ thể có: + Số lượng học sinh : 1.614 + Số lớp nhi đồng : 20 + Số chi đội : 11 + BCH Chi đội : 55 Trong nhiều năm qua, Liên đội nơi tôi công tác luôn đạt và giữ vững danh hiệu “Liên đội mạnh xuất sắc cấp Huyện và Liên đội mạnh xuất sắc cấp Thành phố”. Tuy nhiên, Liên đội phải thừa nhận rằng thực chất của các hoạt động Đội của trường đều được tổ chức hoạt động, có sự tham gia giúp đỡ, hỗ trợ từ nhiều phía của các tổ chức, ban ngành, chính quyền địa phương, nhìn chung các hoạt động ấy đều thành công tốt đẹp. Song thực tế mà nói thì chất lượng, hiệu quả của các hoạt động, các hội thi trong Liên đội vẫn chưa cao, chưa được như ý mong muốn của người làm công tác Đội. *Thuận lợi: - Luôn được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng Đội huyện, sự lãnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra của Ban giám hiệu nhà, các ban ngành đoàn thể, đội ngũ giáo viên phụ trách Đội và sự đồng thuận nhất trí của phụ huynh học sinh. - Đa số đội ngũ cán bộ Đội và các em học sinh ngoan ngoãn, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể ở Liên đội. *Khó khăn: - Hầu hết các em học sinh đều là con nhà nông dân nên khi tham gia các hoạt độn
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_nang_cao_chat_luong.docx