Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở Trường THPT Cờ Đỏ, Huyện Nghĩa Đàn

Nghĩa Đàn là một huyện miền núi, nằm trong vùng sinh thái phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Với vị trí địa lý đó, huyện Nghĩa Đàn giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Trong quá trình lao động, chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống, người dân Nghĩa Đàn đã góp phần vào trang sử vẻ vang của dân tộc trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước. Tuy nhiên, sau khi thực hiện việc chia tách, huyện Nghĩa Đàn bắt đầu được tổ chức lại với biết bao khó khăn, thách thức bởi tất cả gần như trở lại điểm xuất phát của một huyện miền núi nghèo, thiên nhiên khắc nghiệt. Đi lên từ khó khăn, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện nhà lại thắp sáng lên niềm tin mới, đoàn kết và quyết tâm xây dựng quê hương Nghĩa Đàn sớm vượt qua khó khăn, nhanh chóng thay da, đổi thịt. Cùng với việc tập trung ổn định tổ chức, bộ máy cán bộ; xây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chăm lo ổn định và nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho nhân dân; đảm bảo an sinh xã hội... Đảng bộ đã tập trung cho hoạt động văn hóa, y tế và đặc biệt là hoạt động Giáo dục đào tạo.

Là một trong hai ngôi trường THPT đóng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, trường THPT Cờ Đỏ, cũng đi lên từ những khó khăn chung của huyện nhà. Trường được xây dựng trên mảnh đất xã Nghĩa Hồng, cùng với đặc điểm thiên nhiên khắc nghiệt, trường THPT Cờ Đỏ còn như là một ốc đảo bởi ba bề bốn bên đều là khe suối, vào mùa mưa thầy cô và các em học sinh đi lại hết sức khó khăn, học sinh phải nghỉ học rất nhiều. Cuộc sống của người dân ở nơi đây còn rất vất vả, học sinh phần lớn là con em dân tộc thiểu số của các xã lân cận Nghĩa Thịnh, Nghĩa Mai, Nghĩa Yên,. chất lượng đầu vào thấp, điều kiện để học tập của các em còn nhiều thiếu thốn. Được sự quan tâm của Đảng bộ và nhân dân huyện Nghĩa Đàn cùng với sự quyết tâm nỗ lực của Ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và tinh thần vượt khó của các em học sinh, trường THPT Cờ Đỏ trong những năm qua đã có rất nhiều khởi sắc, tạo dựng được thương hiệu, trở thành niềm tự hào của nhân dân huyện nhà. Trải qua lịch sử 35 năm thành lập, đến nay trường THPT Cờ Đỏ trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các bậc phụ huynh, là nơi nuôi dưỡng ước mơ, tạo dựng tương lai cho biết bao thế hệ học trò, đào tạo nguồn nhân lực có đủ đức, trí, thể, mĩ để xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp. Trong sự cống hiến, nỗ lực, đóng góp chung của tập thể hội đồng sư phạm để một ngôi trường làng vươn mình lớn dậy như ngày hôm nay, phải kể đến vai trò của đội ngũ nữ cán bộ, giáo viên, các em nữ sinh và đặc biệt là Ban nữ công của nhà trường.

docx 56 trang skcongdoan 05/03/2025 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở Trường THPT Cờ Đỏ, Huyện Nghĩa Đàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở Trường THPT Cờ Đỏ, Huyện Nghĩa Đàn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở Trường THPT Cờ Đỏ, Huyện Nghĩa Đàn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NỮ CÔNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ,
HUYỆN NGHĨA ĐÀN
LĨNH VỰC: CÔNG ĐOÀN
	Tác giả 1:	Dương Thị Thao - UVBCH Công đoàn trường
	Tổ bộ môn:	Ngữ văn - Ngoại ngữ
Số điện thoại: 0976063182
	Tác giả 2:	Nguyễn Thị Thanh Hòa - Trưởng Ban nữ công trường
	Tổ bộ môn:	Xã hội
Số điện thoại: 0815818759
Năm học 2021 - 2022
MỤC LỤC
2.3.4 Chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho nữ cán bộ
nhà giáo người lao động	36
2.3.5 Xây dựng hình ảnh nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên và nữ sinh
trong trường học	38
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC	43
3.1 Đối với nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên	43
3.2 Đối với nữ học sinh	46
PHẦN III. KẾT LUẬN	48
1. Quá trình nghiên cứu	48
2. Ý nghĩa của đề tài	48
3. Phạm vi ứng dụng	48
4. Hướng phát triển của đề tài	48
5. Đề xuất, kiến nghị	48
5.1 Đối với Ban nữ công Công đoàn ngành	48
5.2 Đối với các tổ chức trong nhà trường	49
5.3 Đối với Ban nữ công các trường học	49
TÀI LIỆU THAM KHẢO	50
PHỤ LỤC PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN NỮ CÔNG TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT
Từ viết tắt
Từ đầy đủ
1
CB
Cán bộ
2
GV
Giáo viên
3
HS
Học sinh
4
NV
Nhân viên
5
THPT
Trung học phổ thông
6
CBNGNLĐ
Cán bộ, nhà giáo, người lao động
7
BCHCĐ
Ban chấp hành Công đoàn
8
BGH
Ban giám hiệu
9
LĐLĐ
Liên đoàn lao động
10
TNCSHCM
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
Nghĩa Đàn là một huyện miền núi, nằm trong vùng sinh thái phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Với vị trí địa lý đó, huyện Nghĩa Đàn giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Trong quá trình lao động, chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống, người dân Nghĩa Đàn đã góp phần vào trang sử vẻ vang của dân tộc trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước. Tuy nhiên, sau khi thực hiện việc chia tách, huyện Nghĩa Đàn bắt đầu được tổ chức lại với biết bao khó khăn, thách thức bởi tất cả gần như trở lại điểm xuất phát của một huyện miền núi nghèo, thiên nhiên khắc nghiệt. Đi lên từ khó khăn, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện nhà lại thắp sáng lên niềm tin mới, đoàn kết và quyết tâm xây dựng quê hương Nghĩa Đàn sớm vượt qua khó khăn, nhanh chóng thay da, đổi thịt. Cùng với việc tập trung ổn định tổ chức, bộ máy cán bộ; xây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chăm lo ổn định và nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho nhân dân; đảm bảo an sinh xã hội... Đảng bộ đã tập trung cho hoạt động văn hóa, y tế và đặc biệt là hoạt động Giáo dục đào tạo.
Là một trong hai ngôi trường THPT đóng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, trường THPT Cờ Đỏ, cũng đi lên từ những khó khăn chung của huyện nhà. Trường được xây dựng trên mảnh đất xã Nghĩa Hồng, cùng với đặc điểm thiên nhiên khắc nghiệt, trường THPT Cờ Đỏ còn như là một ốc đảo bởi ba bề bốn bên đều là khe suối, vào mùa mưa thầy cô và các em học sinh đi lại hết sức khó khăn, học sinh phải nghỉ học rất nhiều. Cuộc sống của người dân ở nơi đây còn rất vất vả, học sinh phần lớn là con em dân tộc thiểu số của các xã lân cận Nghĩa Thịnh, Nghĩa Mai, Nghĩa Yên,. chất lượng đầu vào thấp, điều kiện để học tập của các em còn nhiều thiếu thốn. Được sự quan tâm của Đảng bộ và nhân dân huyện Nghĩa Đàn cùng với sự quyết tâm nỗ lực của Ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và tinh thần vượt khó của các em học sinh, trường THPT Cờ Đỏ trong những năm qua đã có rất nhiều khởi sắc, tạo dựng được thương hiệu, trở thành niềm tự hào của nhân dân huyện nhà. Trải qua lịch sử 35 năm thành lập, đến nay trường THPT Cờ Đỏ trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các bậc phụ huynh, là nơi nuôi dưỡng ước mơ, tạo dựng tương lai cho biết bao thế hệ học trò, đào tạo nguồn nhân lực có đủ đức, trí, thể, mĩ để xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp. Trong sự cống hiến, nỗ lực, đóng góp chung của tập thể hội đồng sư phạm để một ngôi trường làng vươn mình lớn dậy như ngày hôm nay, phải kể đến vai trò của đội ngũ nữ cán bộ, giáo viên, các em nữ sinh và đặc biệt là Ban nữ công của nhà trường.
Với tổng số 67 cán bộ, giáo viên nhân viên trong đó có 37 đoàn viên là nữ chiếm tỉ lệ 55,23%. Toàn trường có 1143 em học sinh, trong đó nữ là 632 em chiếm tỉ lệ 55,29%. Ban nữ công đã xác định đây là lực lượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường. Nhìn lại quá trình hoạt động của ban nữ công trong những năm qua, từ những hạn chế, tồn tại chúng tôi đã đúc rút kinh nghiệm, phát huy khả năng vốn có của mình để đưa ra và áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nữ công của nhà trường. Những giải pháp mà chúng tôi đưa ra phù hợp với tình hình thực tiễn, phù hợp với tính chất đặc thù của trường THPT Cờ Đỏ. Qua đó, tạo ra được những chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, tư tưởng cũng như hành động trong đội ngũ nữ CB, GV, NV và các em nữ sinh. Đem đến những thành công rất đáng được ghi nhận của hội đồng sư phạm nhà trường nói chung và ở đội ngũ nữ CB, GV, NV và các em nữ sinh nói riêng. Có thể nói, với những giải pháp mà chúng tôi đưa ra đã góp phần rất lớn giúp đội ngũ nữ CB, GV, NV và các em nữ sinh của nhà trường đem tiếng nói của mình hòa vào tiếng nói chung của đội ngũ nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em nữ sinh tỉnh nhà.
Với kết quả tích cực mà các giải pháp chúng tôi áp dụng trong việc tổ chức các hoạt động nữ công đem lại, chúng tôi mong muốn được đưa ra để chia sẻ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với đội ngũ làm công tác nữ công trong trường học, góp phần nâng cao chất lượng, thúc đẩy phong trào hoạt động nữ công ngày càng sôi nổi, đa dạng, hấp dẫn.
Như vậy, xuất phát từ vai trò rất quan trọng của đội ngũ nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em nữ sinh trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường. Nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức, thúc đẩy hoạt động, nâng cao vị thế của đội ngũ nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em nữ sinh trường THPT Cờ Đỏ. Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của hoạt động nữ công trong nhà trường và mong muốn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau với đội ngũ cán bộ làm công tác nữ công trong trường học để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các hoạt động của Ban nữ công chúng tôi mạnh dạn trình bày: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở trường trung học phổ thông Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn”. Hi vọng rằng, những giải pháp mà chúng tôi đưa ra sẽ được đội ngũ cán bộ làm công tác nữ công trường học căn cứ vào tình hình, đặc điểm và yêu cầu thực tiễn của trường mình để áp dụng một cách linh hoạt, có hiệu quả.
Mục đích nghiên cứu
Đổi mới cách thức tổ chức, hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em nữ sinh nữ góp phần xây dựng và phát triển trường THPT Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn đáp ứng yêu cầu trong thời đại mới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức công đoàn về vai trò của nữ giới và về công tác nữ công, hoạt động nữ công trong giai đoạn hiện nay.
Tập trung vào việc đổi mới cách thức tổ chức, hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em nữ sinh trường THPT Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn. Trình bày kết quả đạt được và rút kinh nghiệm cho từng giải pháp cụ thể.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở trường THPT Cờ Đỏ.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến tổ chức Công đoàn, đến vai trò của nữ công, hoạt động của Ban nữ công.
Nghiên cứu các giải pháp hoạt động của nữ công.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp khảo sát, tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn trong thực tiễn đối với đội ngũ nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em nữ sinh của trường THPT Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn. Để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của ban nữ công.
Phương pháp thống kê toán học
Phân tích, tính toán, thống kê kết quả khảo sát, tìm hiểu để có những số liệu chính xác từ đó rút ra kết luận và đưa ra giải pháp.
Tổng quan và điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Trong những năm gần đây, khi đứng trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện ngành Giáo dục thì mọi tổ chức trong trường học phải tìm ra những giải pháp phù hợp, tiến bộ và hiện đại để đổi mới cách thức tổ chức, hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Trên tinh thần kế thừa một số giải pháp mà các đồng nghiệp đã tiến hành áp dụng, Ban nữ công trường THPT Cờ Đỏ đã mạnh dạn đề xuất và tiến hành thực hiện một số giải pháp mới cho đội ngũ nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em nữ sinh trường THPT Cờ Đỏ. Có thể khẳng định rằng, những giải pháp này đã thổi một làn gió mới, đem đến sự khởi sắc cho hoạt động nữ công trong nhà trường góp phần rất lớn vào thành tích, chất lượng dạy và học của nhà trường trong những năm gần đây. Những giải pháp mà chúng tôi đưa ra, ban nữ công các trường trong huyện thị và trong tỉnh có thể căn cứ vào thực tiễn, yêu cầu và điều kiện của trường mình tiến hành áp dụng.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lí luận
Khái niệm Giải pháp
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2000) khái niệm “giải pháp ” được hiểu là cách giải quyết một vấn đề khó khăn.
Theo Từ điển Việt - Anh thì khái niệm “giải pháp ” cũng được hiểu tương tự: giải pháp là cách giải quyết một vấn đề nào đó.
Tổ chức Công đoàn
Trong Quyết định số 174/QĐ-TLĐ ngày 03 tháng 02 năm 2020 về việc ban hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII), Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã khẳng định: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, do người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh; phát huy truyền thống đoàn kết quốc tế, vì hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Công đoàn Việt Nam có tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính chất quần chúng, là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Công đoàn Việt Nam trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân trên cơ sở gắn với lợi ích của quốc gia, dân tộc; có chức năng đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Có thể khẳng định rằng, trong thời kì đất nước hội nhập quốc tế, với những yêu cầu cao của kỷ nguyên toàn cầu hóa, với tất cả sự phức tạp của thời cơ và nguy cơ đan xen, hoặc là tụt hậu hoặc là bứt lên ngang tầm thời cuộc, làm chủ vận mệnh của chính mình, đòi hỏi chúng ta cần có sự đột phá về đổi mới tầm nhìn chiến lược, trỗi dậy toàn diện, đồng bộ sức mạnh dân tộc, kết hợp sức mạnh thời đại. Với mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững của Đất nước với nhiệm vụ trước hết và trực tiếp trong việc giải quyết vấn đề trung tâm là lợi ích chung một cách tổng hòa, cụ thể từ cá nhân, giai cấp, giai tầng,... đến quốc gia, dân tộc thì việc phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn là vô cùng quan trọng. Vị trí của Công đoàn đang ngày càng được khẳng định và ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và giáo dục.
Ban nữ công
Khi nói về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia dân tộc và trên toàn thế giới, chúng ta không thể quên những nhận định của V.I.Lênin. Ngay trong những ngày đầu lãnh đạo cách mạng vô sản Nga, V.I.Lênin đã luôn đánh giá cao vai trò của người phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin chỉ rõ: phải bầu phụ nữ vào các xí nghiệp, bổ nhiệm phụ nữ vào các ban thanh tra, các thẩm phán. Người còn kêu gọi hãy bầu nhiều công nhân nữ hơn nữa “miễn sao họ là công nhân trung thực, biết làm việc có tình, có lý và tận tâm.”. Trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, Bác Hồ cũng đã thấy rõ vai trò của người phụ nữ đối với sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước, Người đã từng khẳng định: “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công” và “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.
Có thể khẳng định rằng, trong mọi thời đại người phụ nữ luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trong công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập thế giới, đội ngũ nữ công nhân viên chức lao động ngày càng lớn mạnh không ngừng về cả số lượng và chất lượng, chiếm gần 50% tổng số công nhân viên chức lao động. Phụ nữ tham gia vào bộ máy lãnh đạo của Đảng, của nhà nước và chiếm tỉ lệ khá cao trong những ngành nghề quan trọng như Ngân hàng, giáo dục, Y tế, Dệt may, Cao su. Người phụ nữ trong thời đại mới không chỉ tập trung vào xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc mà còn có nhiều cống hiến, đóng góp quan trọng vào các thành tựu kinh tế - xã hội, chính trị của đất nước.
Nhận thức được điều đó, trong tổ chức Công đoàn, hoạt động của Ban nữ công hết sức được coi trọng. Tại điều 24 và điều 25 trong Quyết định số 174/QĐ- TLĐ ngày 03 tháng 02 năm 2020 về việc ban hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII), Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã chỉ rõ: Công tác nữ công là nhiệm vụ của BCHCĐ mỗi cấp, nhằm phát huy vai trò và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ theo quy định của pháp luật.
Ban nữ công Công đoàn có nhiệm vụ tham mưu giúp BCHCĐ cùng cấp: Tham gia xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ; về giới, bình đẳng giới, vì sự phát triển của phụ nữ; công tác cán bộ nữ, dân số, sức khỏe sinh sản; công tác gia đình, trẻ em; tổ chức các phong trào trong nữ đoàn viên công đoàn; đại diện tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến lao động nữ và trẻ em; thực hiện lồng ghép các hoạt động của hội phụ nữ với hoạt động nữ công Công đoàn.
Hoạt động nữ công trong giai đoạn hiện nay được triển khai theo tinh thần Nghị quyết số: 06b/QĐ-TLĐ, ngày 29 tháng 01 năm 2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác vận động nữ công nhân viên chức lao động thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chương trình hành động số 190 của tổng LĐLĐ Việt Nam về thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ chính trị. Chỉ thị số 03 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”; Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết đại hội XV CĐGD Việt Nam; Nghị quyết Đại hội XVIII Công đoàn Nghệ An; Chỉ thị 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới; Nghị quyết Đại hội XIX Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An.
Như vậy, Ban nữ công là một bộ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoa.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở Trường THPT Cờ Đỏ, Huyệ.pdf