Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường cơ cở vật chất để xây dựng Trường Mầm non Hoàng Đan đạt Chuẩn Quốc gia

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc dân. Trường mầm non thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 -> 72 tháng tuổi, làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển của trẻ, hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người mới XHCN và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học.

Từ lâu trong cộng đồng đã nhận thức rằng trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của gia đình mà còn là tương lai của đất nước. Với khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, đã cho chúng ta thấy sự cần thiết của việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Chúng ta càng chăm sóc, giáo dục trẻ chu đáo bao nhiêu thì có nghĩa là chúng ta đã chuẩn bị chu đáo cho thế giới ngày mai của chúng ta bấy nhiêu.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020 và đưa Nghị quyết vào thực tiễn là một vấn đề hết sức cần thiết đối với ngành giáo dục hiện nay là nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trên cơ sở xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực, có trình độ và tâm huyết với nghề, một hệ thống trường lớp được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang đạt chuẩn, để đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Chúng ta khẳng định cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi là điều kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

Nghị quyết của Đảng bộ xã Hoàng Đan, Chi bộ trường mầm non là phấn đấu xây dựng trường mầm non Hoàng Đan đạt Chuẩn Quốc gia năm học 2016 – 2017. Để thực hiện mục tiêu đó, vấn đề đặt gia là phải làm như thế nào để trường có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, nhanh tróng xây dựng trường trở thành trường đạt Chuẩn Quốc gia, đó là nhu cầu cấp thiết của Đảng bộ, Chính quyền nhân dân xã Hoàng Đan – Tam Dương – Vĩnh Phúc nói chung và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non Hoàng Đan nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của bậc học mầm non và sự phát triển của toàn xã hội.

docx 11 trang skcongdoan 05/03/2025 280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường cơ cở vật chất để xây dựng Trường Mầm non Hoàng Đan đạt Chuẩn Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường cơ cở vật chất để xây dựng Trường Mầm non Hoàng Đan đạt Chuẩn Quốc gia

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường cơ cở vật chất để xây dựng Trường Mầm non Hoàng Đan đạt Chuẩn Quốc gia
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tăng cường cơ cở vật chất để xây dựng trường mầm non Hoàng Đan đạt Chuẩn Quốc gia”
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc dân. Trường mầm non thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 -> 72 tháng tuổi, làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển của trẻ, hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người mới XHCN và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học.
Từ lâu trong cộng đồng đã nhận thức rằng trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của gia đình mà còn là tương lai của đất nước. Với khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, đã cho chúng ta thấy sự cần thiết của việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Chúng ta càng chăm sóc, giáo dục trẻ chu đáo bao nhiêu thì có nghĩa là chúng ta đã chuẩn bị chu đáo cho thế giới ngày mai của chúng ta bấy nhiêu. 
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020 và đưa Nghị quyết vào thực tiễn là một vấn đề hết sức cần thiết đối với ngành giáo dục hiện nay là nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trên cơ sở xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực, có trình độ và tâm huyết với nghề, một hệ thống trường lớp được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang đạt chuẩn, để đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Chúng ta khẳng định cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi là điều kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Nghị quyết của Đảng bộ xã Hoàng Đan, Chi bộ trường mầm non là phấn đấu xây dựng trường mầm non Hoàng Đan đạt Chuẩn Quốc gia năm học 2016 – 2017. Để thực hiện mục tiêu đó, vấn đề đặt gia là phải làm như thế nào để trường có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, nhanh tróng xây dựng trường trở thành trường đạt Chuẩn Quốc gia, đó là nhu cầu cấp thiết của Đảng bộ, Chính quyền nhân dân xã Hoàng Đan – Tam Dương – Vĩnh Phúc nói chung và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non Hoàng Đan nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của bậc học mầm non và sự phát triển của toàn xã hội.
Cùng với sự đổi mới của đất nước và sự mở cửa hội nhập của nền kinh tế thế giới. Giáo dục mầm non cũng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp để phù hợp với nhu cầu thực tế và su thế của thời đại. Cùng với sự lớn mạnh của nền giáo dục huyện nhà, trường mầm non Hoàng Đan thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2016 – 2017, tăng cường công tác tham mưu, tuyên truyền để  xây dựng cơ sở vật chất, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường để hoàn thành mọi trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó.
Từ những quan điểm của Đảng, Nhà nước và của nhân dân về công cuộc đổi mới của nền giáo dục hiện nay, tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp tăng cường cơ cở vật chất để xây dựng trường mầm non Hoàng Đan đạt Chuẩn Quốc gia” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm.
2. Tên sáng kiến
“Một số biện pháp tăng cường cơ cở vật chất để xây dựng trường mầm non Hoàng Đan đạt Chuẩn Quốc gia” tại trường mầm non Hoàng Đan – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
3. Tác giả sáng kiến
Họ và tên: Trần Thị Kim Ký
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Hoàng Đan – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
Số điện thoại: 0979.821.874 – Email: Kimkymn@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Trần Thị Kim Ký
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Lĩnh vực áp dụng: Cơ sở vật chất của trường mầm non Hoàng Đan
Vấn đề sáng kiến giải quyết: “Một số biện pháp tăng cường cơ sở vật chất để xây dựng trường mầm non Hoàng Đan đạt Chuẩn Quốc gia” tại trường mầm non Hoàng Đan – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
Từ tháng 8/2016 đến tháng 2/2017.
7. Mô tả bản chất sáng kiến
7.1.Về nội dung của sáng kiến
7.1.1. Cơ sở lý luận
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Giáo dục mầm non đã được khẳng định trong nhiều văn bản pháp quy quan trọng, làm tiền đề cho các cấp ủy Đảng, Chính quyền và các đơn vị trong toàn ngành vận dụng. Trong đó có Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2009. 
- Tiếp đó là Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 – 2015; 
- Ban hành văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/2/2014 về Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non gồm:
+ Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Trường mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 03/5/2008 được sửa đổi, bổ sung  bởi; 
1. Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Trường mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 15/2/2011; 
2. Thông tư số 05/2011/TT-BDGĐT ngày 10/20/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BDGĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Trường mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 27/3/2011;
- Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non;
- Thông tư số 28/2012/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 14/8/2012 Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác từ trước năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí;
- Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
- Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp GVMN;
- Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011 của Bộ GD&ĐT về ban hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non;
Với vai trò và trách nhiệm là người quản lý trong nhà trường, bản thân tôi luôn chăn trở suy nghĩ, tìm tòi và lựa chọn cho mình những nội dung, hình thức, giải pháp hữu hiệu nhất để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường đạt kết quả cao; 
Đội ngũ giáo viên mầm non là nguồn lực quyết định mọi hoạt động trong trường mầm non. Là nòng cốt của toàn bộ sự phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, bên cạnh đó cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cũng là các điều kiện không thể thiếu trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, các cấp, các ngành từ Trung ương đến Địa phương luôn quan tâm và đòi hỏi sự chuyển mình của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Để bắt kịp đà tăng trưởng của xã hội, hơn thế nữa để đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học, nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm và xây dựng chiến lược thực hiện tốt nhiệm vụ trong nhà trường.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”; đưa các nội dung của cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thành các hoạt động thường xuyên, tự giác trong nhà trường. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lý học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo. 
Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; có đủ nhà vệ sinh, bảo đảm sạch sẽ cho trẻ và giáo viên. Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống lồng ghép vào các hoạt động giáo dục. Tổ chức các trò chơi dân gian, hát dân ca, nghe hát Quốc ca, các hoạt động ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương vào chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Thường xuyên duy trì công tác vệ sinh sạch sẽ tại các nhóm lớp và khuôn viên nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục mầm non.
7.1.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Từ những cơ sở lý luận trên trong quá trình thực hiện đề tài nhằm đánh giá đúng thực trạng của nhà trường để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của quá trình quản lý chỉ đạo việc đầu tư tăng cường, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất trong nhà trường. Từ đó có những biện pháp để nâng cao chất lượng sử dụng cơ sở vật chất cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.
Trường mầm non Hoàng Đan là một trường thuộc khu vực trung du của huyện Tam Dương. Phụ huynh học sinh và nhân dân sống chủ yếu là nghề thuần nông, luôn quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục của  địa phương. 
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Về tư tưởng đội ngũ giáo viên yên tâm, trách nhiệm với công việc được giao. CBQL, GV, NV trong nhà trường có 36 người (trong đó: CBQL: 03 người; GV: 27 người, NV: 06 người). 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn (96% trên chuẩn), về cơ bản giáo viên có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác nuôi dạy trẻ theo khoa học.
Về CSVC: Bàn ghế, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học cơ bản là đủ để tổ chức dạy học đảm bảo chất lượng.
100% học sinh được tổ chức ăn bán trú tại trường.
Đảng và chính quyền địa phương rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, trong đó có sự nghiệp GDMN. 
Phụ huynh học sinh luôn quan tâm, chăm lo đến việc học tập của con em mình, sẵn sàng ủng hộ CSVC, kinh phí để mua sắm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, ủng hộ ngày công lao động cải tạo khuôn viên cho nhà trường.
Năm học 2016 - 2017 nhà trường có 18 nhóm lớp với 517 học sinh, có 18 phòng học (trong đó có 14 phòng học kiên cố, 04 phòng học nhờ phòng ngủ của các nhóm lớp).
7.1.2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất của trường mầm non Hoàng Đan – Tam Dương – Vĩnh Phúc
a. Quy mô về nhóm lớp, học sinh
Trong những năm gần đây nhà trường luôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động trẻ trong độ tuổi ra nhóm lớp, tỷ lệ học sinh đến trường hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu giao. Cụ thể:
Năm học
Kế hoạch giao
Kế hoạch thực hiện
Ghi chú
Nhóm lớp
Học sinh
Nhóm lớp
Học sinh
2012 - 2013
15
419
16
440

2013 – 2014
14
405
14
435

2014 - 2015
15
398
15
482

2015 - 2016
14
414
14
482

2016 - 2017
18
517
18
517

Nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình cụ thể triển khai đến từng khối lớp, tổ chức cho giáo viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch, đánh giá kết quả cụ thể từng chủ đề, để từ đó có biện pháp điều chỉnh chủ đề sau sao cho hợp lý, có hiệu quả cụ thể đến từng học sinh.
Khảo sát chất lượng đầu vào của trẻ để nắm bắt được cụ thể tình hình nhận thức của trẻ là việc làm thường xuyên của nhà trường trong những năm học vừa qua (mỗi năm học nhà trường tổ chức khảo sát trẻ 3 lần/năm), từ đó có kế hoạch truyền đạt kiến thức cho trẻ khoa học, phù hợp với nhận thức của trẻ và tâm sinh lý lứa tuổi.
Trẻ được cân đo theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng 3 lần/ năm. Được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm.
Trẻ được tham gia vào các hoạt động phong trào do phòng GD&ĐT Tam Dương phát động và nhà trường tổ chức.
Ngoài ra nhà trường còn tổ chức đánh giá trẻ hoàn thành chương trình mẫu giáo 5 tuổi theo bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
b. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
Tổng số CB, GV trong nhà trường có 36 người. Trong đó CBQL 03 người; GV 27 người; NV 06 người (gồm kế toán, y tế, lao công, bảo vệ). 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, trên chuẩn đạt 96% (chỉ tính số CB, GV, NV trong biên chế chính thức, không tính hợp đồng ngắn hạn).
Nhà trường luôn thực hiện tốt công tác đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, qua đánh giá giúp đội ngũ có hướng phát huy tốt những mặt mạnh, đồng thời cũng rút ra được những mặt tồn tại của từng cá nhân, kết quả chuẩn nghề nghiệp của từng cá nhân hàng năm được nâng lên như sau:
Năm học
Xếp loại
SX
K
TB
Kém
2012 – 2013
9
7
0
0
2013 – 2014
3
14
3
0
2014 – 2015
10
9
0
0
2015 – 2016
10
9
0
0
2016 - 2017
Chưa thực hiện
Các danh hiệu thi đua của nhà trường trong những năm qua cũng được nâng lên năm sau cao hơn năm trước.
- Năm học 2013 – 2014 nhà trường có 06 đ/c đạt danh hiệu LĐTT
- Năm học 2014 – 2015 nhà trường có 13 đ/c đạt danh hiệu LĐTT
- Năm học 2015  - 2016 nhà trường có 14 đ/c đạt danh hiệu LĐTT; 02 đ/c đạt danh hiệu CSTĐCS.
c. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị
Hoàng Đan là xã khó khăn của huyện Tam Dương, đời sống của nhân dân xã Hoàng Đan tương đối ổn định. Nhận thức của phụ huynh học sinh về bậc học  tương đối đồng đều, tuy nhiên vẫn còn 1 số phụ huynh chưa nhận thức rõ về nhiệm vụ của bậc học, coi trường mầm non là nơi trông nom trẻ, nên thường phó mặc công tác chăm sóc, giáo dục trẻ cho giáo viên và nhà trường.
Cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn rất nhiều, từ chỗ nhà trường chỉ có 1 khu trung tâm với 6 phòng học, đến này nhà trường đã được mở rộng thêm khu B với 8 phòng học kiên cố, đảm bảo đủ phòng học cho học sinh với đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho giáo viên và học sinh hoạt động. Có 01 bếp bán trú với đầy đủ các đồ dùng, trang thiết bị cần thiết để tổ chức cho 100% học sinh ăn bán trú tại trường. Sân chơi với đầy đủ đồ chơi ngoài trời giúp trẻ khám phá, trải nghiệm các trò chơi và các hoạt động ngoài trời.
Năm học 2016  - 2017 được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp đã mở rộng xây dựng cho nhà trường thêm 01 khu lẻ (khu B) với 8 phòng học; xây dựng nhà điều hành cho khu trung tâm có đầy đủ các phòng chức năng theo quy định để dần đảm bảo nhu cầu về phòng làm việc và phòng học cho nhà trường trong năm học này và các năm học tiếp theo. Phòng GD&ĐT Tam Dương đã tham mưu với cấp trên trang bị cho nhà trường đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
Nhà trường còn được đón nhận sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh để trang bị thêm một số trang thiết bị, đồ dùng cần thiết phục vụ hoạt động tại các nhóm lớp, đến nay 100% các nhóm lớp trong nhà trường có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho hoạt 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tang_cuong_co_co_vat.docx