Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì các hoạt động công đoàn vững mạnh tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình

Từ mục tiêu, phương hướng của Đại hội XI Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội V Liên đoàn lao động huyện Bù Đăng; Nghị quyết đại hội Công đoàn Giáo dục khóa VI huyện Bù Đăng nhiệm kỳ (2012- 2017) đã xác định mục tiêu " Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài "vì lợi ích và vị trí xã hội của nhà giáo và những người lao động trong ngành, tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, nội dung phương thức hoạt động công đoàn; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhà giáo và người lao động, tổ chức sâu rộng các phong trào thi đua, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Với khẩu hiệu hành động " Mỗi công đoàn viên hàng năm đều có ít nhất một việc làm cụ thể để nâng cao chất lượng quản lí, giáo dục, giảng dạy và học tập". Việc xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh sẽ tạo điều kiện tốt cho tập thể giáo viên phấn đấu thể hiện được vai trò và trách nhiệm của mình đối với tổ chức Công đoàn. Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn của đơn vị, góp phần xây dựng CĐCS ngày càng tiến bộ và hoạt động có hiệu quả hơn.

Công đoàn Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình trong những năm qua luôn đạt công đoàn " Vững mạnh xuất sắc", vững mạnh về tư tưởng chính trị, về việc tổ chức các phong trào thể dục thể thao cũng như các phong trào thi đua và các phong trào khác trong nhà trường. Để vai trò của Công đoàn xứng tầm với vị trí của một trường đạt chuẩn Quốc gia thì việc duy trì công đoàn vững mạnh là điều cần thiết. Vì khi tổ chức Công đoàn vững mạnh sẽ đồng nghĩa với việc trường sẽ có đội ngũ đoàn kết, các phong trào hoạt động cũng như thi đua đạt kết quả cao. Chính vì thế nên tôi mạnh dạn chọn đề tài " Một số biện pháp duy trì các hoạt động công đoàn vững mạnh" .

doc 16 trang skcongdoan 22/02/2025 370
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì các hoạt động công đoàn vững mạnh tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì các hoạt động công đoàn vững mạnh tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì các hoạt động công đoàn vững mạnh tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Công đoàn cơ sở là nền tảng của tổ chức Công đoàn Việt Nam, là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện các chức năng công đoàn, nơi vận động, tập hợp thuyết phục đoàn viên, công nhân viên chức và lao động thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, cơ chế chính sách pháp luật Nhà nước, nghị quyết của công đoàn cấp trên, của công đoàn cơ sở và thực hiện các nhiệm vụ công tác của cơ quan đơn vị. Công đoàn cơ sở có lớn mạnh thì tổ chức công đoàn mới mạnh. Có thể nói hoạt động công đoàn ở cơ sở là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của tổ chức công đoàn.
 	Từ mục tiêu, phương hướng của Đại hội XI Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội V Liên đoàn lao động huyện Bù Đăng; Nghị quyết đại hội Công đoàn Giáo dục khóa VI huyện Bù Đăng nhiệm kỳ (2012- 2017) đã xác định mục tiêu " Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài "vì lợi ích và vị trí xã hội của nhà giáo và những người lao động trong ngành, tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, nội dung phương thức hoạt động công đoàn; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhà giáo và người lao động, tổ chức sâu rộng các phong trào thi đua, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
 	Với khẩu hiệu hành động " Mỗi công đoàn viên hàng năm đều có ít nhất một việc làm cụ thể để nâng cao chất lượng quản lí, giáo dục, giảng dạy và học tập".
Việc xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh sẽ tạo điều kiện tốt cho tập thể giáo viên phấn đấu thể hiện được vai trò và trách nhiệm của mình đối với tổ chức Công đoàn. 
Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn của đơn vị, góp phần xây dựng CĐCS ngày càng tiến bộ và hoạt động có hiệu quả hơn.
 	Công đoàn Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình trong những năm qua luôn đạt công đoàn " Vững mạnh xuất sắc", vững mạnh về tư tưởng chính trị, về việc tổ chức các phong trào thể dục thể thao cũng như các phong trào thi đua và các phong trào khác trong nhà trường. Để vai trò của Công đoàn xứng tầm với vị trí của một trường đạt chuẩn Quốc gia thì việc duy trì công đoàn vững mạnh là điều cần thiết. Vì khi tổ chức Công đoàn vững mạnh sẽ đồng nghĩa với việc trường sẽ có đội ngũ đoàn kết, các phong trào hoạt động cũng như thi đua đạt kết quả cao. Chính vì thế nên tôi mạnh dạn chọn đề tài " Một số biện pháp duy trì các hoạt động công đoàn vững mạnh" .
2. Tổng quan những thông tin liên quan đến đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu thực trạng của tổ chức công đoàn cơ sở
Đưa ra các giải pháp để duy trì công đoàn trường TH Nguyễn Thái Bình đạt vững mạnh.	
3. Tính mới của đề tài
 	Bám sát nội dung hoạt động của công đoàn cấp trên để xây dựng kế hoạch hoạt động cho phù hợp với công đoàn trường mình.
Đổi mới cách thức tổ chức các phong trào để thu hút công đoàn viên tham gia
4. Giới hạn nghiên cứu đề tài
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp duy trì các hoạt động công đoàn nhằm xây dựng Công đoàn vững mạnh tại Công đoàn Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình. 
5. Các phương pháp hoạt động thực hiện 
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng phương pháp thuyết trình, thu thập thông tin, lập kế hoạch. 
II. Nội dung: Một số biện pháp duy trì các hoạt động Công đoàn vững mạnh
1. Thực trạng
* Đội ngũ
- Tổng số công đoàn viên: 46 người (nữ 31, nam 15)
- Trình độ chuyên môn: Đại học 26, cao đẳng 5, trung cấp 11, chưa qua đào tạo 4 (bảo vệ, phục vụ), đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 51.9%
- Ban chấp hành công đoàn: 03 (đạt theo tỉ lệ quy định)
Chi bộ sinh hoạt độc lập có 14 đồng chí (nữ 12 chiếm tỉ lệ 85,7%)
1.1 Thuận lợi
 Việc thực hiện các hoạt động công đoàn trong nhà trường là một trong những môi trường khá thuận lợi vì đây là những CBVCLĐ có hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, làm việc có quy chế, luôn tích cực và nghiêm túc trong công việc, đem lại thành quả lao động cao.
Công đoàn viên tham gia đầy đủ mọi hoạt động, giúp cho việc thực hiện của cán bộ công đoàn luôn diễn ra suôn sẻ.
 	Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương, sự chỉ đạo tận tình của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường và đặc biệt là sự chỉ đạo việc thực hiện nghị quyết công đoàn của công đoàn ngành và liên đoàn lao động huyện Bù Đăng.
Ban chấp hành công đoàn là những người trẻ, khỏe, có năng lực, đạo đức trong sáng và tâm huyết với công việc.
1.2 Khó khăn
Ngoài những thuận lợi nêu trên, trong quá trình thực hiện các hoạt động của công đoàn trường cũng gặp không ít khó nhăn như:
Các công đoàn viên có tham gia vào phong trào, vào các hoạt động nhưng mang tính chất bắt buộc chưa tự giác.
Cuộc sống, hoàn cảnh gia đình của các công đoàn viên còn gặp nhiều khó khăn do đồng lương ít ỏi, không có thu nhập thêm.
Kinh phí hoạt động còn thấp và ít nên đã ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động.
 Một số Công đoàn viên đôi lúc còn bê trễ về chuyên môn cũng như bê trễ trong việc tham gia các hoạt động phong trào.
Các hoạt động của công đoàn chưa thực sự đổi mới, phong phú nên không thu hút được công đoàn viên tham gia đầy đủ.
 2. Cơ sở lí luận
 Công đoàn luôn là chỗ dựa, là niềm tin cho quần chúng, là người đại diện cho quần chúng, đại diện cho tiếng nói của người lao động, đấu tranh đem lại quyền lợi cho người lao động. Tại Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đã đưa ra mục tiêu, phương hướng, khẩu hiệu hành động : "Đoàn kết- trí tuệ- dân chủ- đổi mới" thực hiện phương châm "Vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và NLĐ, vì sự phát triển bền vững của đất nước, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn". 
 “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, CNVC-LĐ làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVC-LĐ; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. 
 Căn cứ quy định của Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam; để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cấp cơ sở đó là cơ sở rất tốt để giúp cho cán bộ công đoàn trong nhà trường thực hiện tốt năng lực, vai trò của mình trong các hoạt động của công đoàn trường . Qua đó góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học của công đoàn viên trong nhà trường.
3. Biện pháp tổ chức thực hiện
 Quá trình hoạt động trong lĩnh vực công đoàn, bản thân tôi chỉ làm công tác kiêm nhiệm nhưng với sự nỗ lực tích cực của bản thân tôi luôn mong muốn là phải làm sao để xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh theo từng năm, từng nhiệm kì. Xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh là thực hiện đầy đủ các nội dung, phương pháp, biện pháp của Công đoàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cấp trên giao và đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của đoàn viên ở cấp cơ sở. Đó là một công việc khó khăn đòi hỏi phải có các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
3.1.Về công tác tổ chức
 Một tổ chức mạnh phải mạnh cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy ở đơn vị tôi Ban chấp hành công đoàn luôn được kiện toàn sau mỗi kì đại hội, để đảm bảo cho việc thực hiện nghị quyết đại hội. Phải đảm bảo là người có phẩm chất, đạo đức trong sáng lành mạnh, có tâm huyết với công việc, có tư tưởng chính trị vững vàng, luôn đi đầu trong công việc.
 Ban chấp hành công đoàn xây dựng quy chế làm việc phân công rõ ràng, cụ thể cho từng ủy viên để các uỷ viên phát huy khả năng của mình và giúp cho đồng chí Chủ tịch công đoàn lãnh đạo Ban chấp hành hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời tiện cho việc đánh giá cán bộ, bình xét thi đua.
Cách phân công nhiệm vụ
 Chủ tịch công đoàn chủ trì các công việc chung của Ban Chấp hành thực hiện mọi kế hoạch, thực hiện theo dõi thực lực công đoàn viên, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của công đoàn viên, đưa các biện pháp thực hiện trong suốt nhiệm kỳ và trong năm học, trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức và thi đua, chủ trì các Hội nghị thường kỳ và đột xuất của Ban Chấp hành và ký các Nghị quyết của Ban Chấp hành; Quyết định các công việc đột xuất khi không thể triệu tập họp Ban chấp hành; quản lý tài chính, tài sản công đoàn; họp liên tịch đơn vị, họp với ban Thường vụ Công đoàn Ngành khi được triệu tập và khi cần xin ý kiến chỉ đạo. Thực hiện các quy chế phối hợp của Ban chấp hành công đoàn, giữa công đoàn với chính quyền; kí kết giao ước thi đua; nghị quyết hội nghị viên chức đầu năm. Làm tốt công tác vận động đăng kí thi đua hàng năm.
 Phó Chủ tịch Công đoàn cùng với Chủ tịch điều hành hoạt động của Ban Chấp hành, phụ trách mảng phong trào thể dục thể thao của công đoàn; Thực hiện các thủ tục quy định về việc phát triển Đoàn viên mới; làm thủ quỹ công đoàn; Thay mặt Chủ Tịch để xử lý công việc khi được Chủ Tịch ủy quyền; làm chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn.
 Uỷ viên (nữ công) thực hiện công tác nữ công, theo dõi thi đua chung và thi đua của công đoàn viên nữ (cả phong trào và chuyên môn). Thực hiện báo cáo về công tác nữ công 20/10; 8/3; giỏi việc trường đảm việc nhà; xây dựng nhà giáo văn hóa; Thực hiện chế độ thăm hỏi công đoàn viên; làm kế toán công đoàn - thực hiện quyết toán kinh phí công đoàn khi có lịch. Vận động công đoàn viên tham gia quỹ xoay vòng hàng năm.
 Ban chấp hành thực hiện chế độ sinh hoạt thường kỳ hoặc đột xuất theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, theo nghị quyết đã xây dựng trong hội nghị hoặc trong đại hội công đoàn. Các nội dung công việc được ghi chép và đi đến thống nhất thành nghị quyết trước khi thực hiện.
 Công tác phát triển đoàn viên phải thường xuyên quan tâm. Luôn tập hợp thu hút công nhân lao động vào trong tổ chức Công đoàn. Trước khi CBVCLĐ tham gia vào tổ chức công đoàn phải được tuyên truyền về luật công đoàn và làm đơn xin gia nhập. Các tổ Công đoàn sinh hoạt thường kỳ thực hiện công tác và phân công đoàn viên giúp đỡ lẫn nhau, làm tốt công tác thăm hỏi, động viên khi đoàn viên gặp khó khăn.
3.2.Về tài chính công đoàn
Làm tốt công tác tài chính, tránh được đơn thư khiếu nại - tố cáo, nâng cao tính dân chủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Để thực hiện tốt công tác này công đoàn trường tôi đã thực hiện như sau:
 	Công tác tài chính Công đoàn thực hiện theo quy định của Tổng liên đoàn và Bộ tài chính hướng dẫn. Tổng kinh phí hoạt động bằng 2% tổng quỹ tiền lương, vì vậy chưa thể đáp ứng đủ cho hoạt động của Công đoàn. Để có nguồn tài chính, các công đoàn cơ sở cần quan tâm:
- Thu đủ đoàn phí Công đoàn (1% lương hàng tháng)
- Thực hiện gây quỹ bằng lao động công ích, tận dụng phế liệu, đăng ký đảm nhận các phần việc hoặc công trình để lấy tiền gây quỹ. Hàng năm số tiền lên tới 4.320. 000đ
- Tranh thủ sự ủng hộ của các mạnh thường quân, tập thể, cá nhânkhi có dịp (Hàng năm nhân ngày 20/11 Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ 8.100.000 đ; địa phương xã hỗ trợ 2.000.000đ; Nông trường cao su hỗ trợ 3.000.000đ; ngày 8/3 Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ 36 xuất quà tặng cho công đoàn viên nữ trị giá 3.600.000đ...)
- Xây dựng các quy chế để chi tiêu cho phù hợp như quy chế thăm hỏi; thực hiện chi quỹ công đoàn theo quy định (Thăm hỏi 20%, Hoạt động phong trào 40%, Cán bộ công đoàn không chuyên trách 30%, Chi khác 10%) chi đúng mục đích cho các hoạt động phong trào phù hợp để đảm bào kinh phí cho các hoạt động trong năm học.
 Ngay từ đầu năm ban chấp hành công đoàn xây dựng dự toán chi tiêu để đảm bảo được các công việc, dựa theo quyết định 1375/ QĐ- TLĐ ngày 16-10/2007 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành quy định về nội dung và phạm vi thu- chi ngân sách Công đoàn cơ sở.
Ví dụ: Kế hoạch thu, chi hàng năm (bảng kê)
CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG TH NGUYỄN THÁI BÌNH
KẾ HOẠCH
THU- CHI QUỸ CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG NĂM HỌC: 2012- 2013
I/ PHẦN THU:
 1.Kinh phí được cấp quý I, II, III, IV:...............................
2.1% lương 6 tháng đầu năm:........................................... 
3.1% lương 6 tháng cuối năm:......................................... 
4. Thu khác (quỹ công đoàn trường, căn tin...): .......................
Cộng:.......................................
II/PHẦN CHI:
STT
Nội dung chi
Số tiền
I
CHI HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO CỦA CÔNG ĐOÀN (40%)

1
Khen thưởng con em CBVC học giỏi từ cấp huyện trở lên 

2
Qùa Trung Thu cho con CBVC LĐ, 1/6

3
Qùa tết – CBVCLĐ

4
Hỗ trợ GV ở lại tập thể ăn tết 

5
Thưởng CBVC tham gia viết SKKN đạt từ cấp huyện trở lên, đạt danh 
hiệu thi đua các cấp

6
Ngày 20/10 (kinh phí tổ chức)

7
Ngày 8/3 (kinh phí tổ chức)

8
Hội nghị công đoàn (kinh phí tổ chức)

9
Chi hoạt động TDTT trường + huyện (kinh phí tổ chức)

III
CHI PHỤ CẤP CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH (không quá 30%/ tổng mức thu)

VI
CHI HÀNH CHÍNH ( 10%)


Phô tô, in ấn, mua sắm tài liệu công đoàn

V
CHI THĂM HỎI (20%)


Giáo viên- CNV ốm đau


Thai sản


CBVCLĐ- gặp khó khăn


Người thân của công đoàn viên qua đời


* CÂN ĐỐI:
Tổng thu: 
Tổng chi: 
 Tồn: 
 
 Ban chấp hành công đoàn trường có sự linh động chi theo nội dung dự toán đã được thống nhất trong Ban chấp hành, trong dự toán chi tiêu theo nghị quyết đại hội công đoàn theo nhiệm kì, hàng năm. Thực hiện theo sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động huyện, Công đoàn ngành giáo dục Bù Đăng, theo công văn số 56/CV- CĐGD (về việc hướng dẫn một số nội dung chi kinh phí công đoàn)
 Vận động đoàn viên xây dựng thêm các quỹ như quỹ tương trợ trường, quỹ xây dựng địa chỉ đỏ, quỹ phụ nữ xoay vòng  Để hỗ trợ cho phần chi của quỹ Công đoàn, phục vụ cho chính bản thân, gia đình cán bộ viên chức lao động.
 Hàng năm, hàng quý phải có quyết toán và kịp thời niêm yết, thông báo công khai kinh phí công đoàn. Giải quyết những thắc mắc liên quan về tài chính kịp thời ( nếu có thắc mắc của công đoàn viên)
3.3. Thực hiện các hoạt động phong trào
 Hoạt động các phong trào là các hoạt động mang tính xã hội rộng lớn, đáp ứng nhu cầu tham gia và hưởng thụ của đoàn viên, gắn kết mặt xã hội của các đoàn viên, thực hiện theo yêu cầu của cấp trên và yêu cầu nguyện vọng của đoàn viên ở công đoàn cơ sở.
3.3.1. Về phong trào thể dục thể thao
	Thực hiện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về việc rèn luyện thể dục thể thao để có sức khỏe bảo vệ và xây dựng tổ Quốc. Hàng năm BCH công đoàn đều xây dựng kế hoạch duy trì các hoạt động thể dục thể thao với mục đích rèn luyện sức khỏe và tạo sự đoàn kết trong công đoàn viên.
 Bước 1: Họp ban chấp hành công đoàn, thống nhất kế hoạch.
 Bước 2: Tham mưu với chi bộ, xin chủ trương.
 Bước 3: Xây dựng kế hoạch (chi tiết, có thời gian, đối tượng, điều kiện vật chất và tiết kiệm).
Bước 4: Triển khai kế hoạch, kèm văn bản hướng dẫn
Bước 5: Giám sát quá trình thực hiện
Bước 5: Kết quả thực hiện (đánh giá sát thực, cụ thể, dân chủ, công khai. Khen thưởng kịp thời)
 Để duy trì được các hoạt động thể dục thể thao đòi hỏi ban chấp hành công đoàn phải là những người tiên phong cùng tham gia. Mặt khác phải vận động công đoàn viên tham gia theo sở trường, sức khỏe của mình qua việc thành lập các môn thể thao như: Bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, cờ vua, đá cầu,...
3.3.2.Về công tác vận động hiến máu tình nguyện
Tuyên t

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_duy_tri_cac_hoat_dong.doc