Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng trong công tác chỉ đạo hoạt động Sao nhi đồng trong Trường Tiểu học Trung Hưng 1

Trong những năm làm công tác quản lý ở trường tiểu học, tôi luôn băn khoăn trăn trở: làm cách nào để hoạt động dạy học ở trường đạt được mục tiêu nhiệm vụ mà ngành, chính quyền địa phương và các bậc cha mẹ học sinh kì vọng. Qua trải nghiệm, tôi nhận thấy rằng: trong sự nghiệp giáo dục, Tiểu học có vai trò nền tảng, rất quan trọng. Giáo dục tiểu học tạo ra cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ đặc biệt là công tác Đội và Sao nhi đồng.

Tiểu học Trung Hưng 1 là một trường có đông học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, trong những năm qua, số học sinh nghỉ học trong các buổi học chính khóa diễn ra một cách khá thường xuyên, tình trạng học sinh bỏ học cũng không ngoại lệ. Bản thân tôi đã từng làm giáo viên Tổng phụ trách, trong những năm đó, bản thân đã thấy rõ hiệu quả sự lôi cuốn, niềm vui của các em khi được tham gia hoạt động Đội và Sao nhi đồng. Đội ngũ phụ trách sao đã thực sự có nhiều cố gắng và góp phần làm giảm số học sinh bỏ học. Các em thích đến trường hơn, đi học đúng giờ hơn, tính mạnh dạn, tự tin được cải thiện rõ rệt qua các hoạt động sao nhi đồng.

docx 16 trang skcongdoan 22/02/2025 360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng trong công tác chỉ đạo hoạt động Sao nhi đồng trong Trường Tiểu học Trung Hưng 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng trong công tác chỉ đạo hoạt động Sao nhi đồng trong Trường Tiểu học Trung Hưng 1

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng trong công tác chỉ đạo hoạt động Sao nhi đồng trong Trường Tiểu học Trung Hưng 1
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp bồi dưỡng trong công tác chỉ đạo hoạt động Sao nhi đồng trong trường Tiểu học Trung Hưng 1 
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài: 
Trong những năm làm công tác quản lý ở trường tiểu học, tôi luôn băn khoăn trăn trở: làm cách nào để hoạt động dạy học ở trường đạt được mục tiêu nhiệm vụ mà ngành, chính quyền địa phương và các bậc cha mẹ học sinh kì vọng. Qua trải nghiệm, tôi nhận thấy rằng: trong sự nghiệp giáo dục, Tiểu học có vai trò nền tảng, rất quan trọng. Giáo dục tiểu học tạo ra cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ đặc biệt là công tác Đội và Sao nhi đồng. 
Tiểu học Trung Hưng 1 là một trường có đông học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, trong những năm qua, số học sinh nghỉ học trong các buổi học chính khóa diễn ra một cách khá thường xuyên, tình trạng học sinh bỏ học cũng không ngoại lệ. Bản thân tôi đã từng làm giáo viên Tổng phụ trách, trong những năm đó, bản thân đã thấy rõ hiệu quả sự lôi cuốn, niềm vui của các em khi được tham gia hoạt động Đội và Sao nhi đồng. Đội ngũ phụ trách sao đã thực sự có nhiều cố gắng và góp phần làm giảm số học sinh bỏ học. Các em thích đến trường hơn, đi học đúng giờ hơn, tính mạnh dạn, tự tin được cải thiện rõ rệt qua các hoạt động sao nhi đồng.
Giờ đây, tuy không còn làm tổng phụ trách đội nữa nhưng những năm tháng đó là một kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời nhà giáo của tôi. Tôi đã bồi dưỡng năng lực cho Đội ngũ phụ trách sao, nhiều em đã đạt thành tích cao trong các hội thi Phụ trách sao giỏi do Hội đồng Đội Huyện và Tỉnh tổ chức. Hiện nay, ngoài nhiệm vụ chỉ đạo chung, tôi không ngừng chủ động trong công tác chỉ đạo hoạt động Đội đặc biệt là hoạt động Sao nhi đồng để bản thân được đem khả năng và nhiệt huyết của mình góp phần nâng cao chất lượng học tập và cố gắng đưa phong trào Đội ngang tầm với các trường khác trong huyện nhà. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Biện pháp bồi dưỡng trong công tác chỉ đạo hoạt động Sao nhi đồng trong trường Tiểu học Trung Hưng 1”.
2. Giới hạn đề tài: (Phạm vi Nghiên cứu và sử dụng)
- Học sinh trong Trường TH Trung Hưng 1 từ năm 2022 đến tháng 4/2023.
- Công tác chỉ đạo hoạt động phụ trách Sao nhi đồng giúp giáo viên Tổng phụ trách đội, đội ngũ phụ trách chi đội (Giáo viên chủ nhiệm) và các em đội viên lớp 4,5 có phương pháp làm việc, biết cách tổ chức cho nhi đồng sinh hoạt như thế nào cho phù hợp, hiểu được tâm lý các em nhỏ. Bên cạnh đó các em còn được học các bài hát nhi đồng, học múa, kể chuyện, biết hướng dẫn trò chơi  vì vậy các em hứng thú, tạo niềm phấn khởi để tham gia hoạt động tập thể, giúp các em thích đến trường.
- Hoạt động sao nhi đồng đòi hỏi người tổng phụ trách phải có kế hoạch làm việc cụ thể, có phương pháp bồi dưỡng dễ hiểu, luôn suy nghĩ tìm tòi sáng tạo mọi hình thức phong phú để đưa các em vào sinh hoạt Sao cũng như sinh hoạt tập thể toàn trường. Trong quá trình hướng dẫn nhi đồng, bản thân phụ trách Sao cũng được tu dưỡng, rèn luyện và trưởng thành.
 - Hoạt động sao nhi đồng giúp cho tổng phụ trách và đội ngũ giáo viên, các em lớp 4,5 hiểu được vai trò quan trọng trong việc sinh hoạt sao nhi đồng, hoạt động này thực sự là một công việc mang tính chất giáo dục tinh thần, giáo dục đạo đức sâu sắc
B. PHẦN NỘI DUNG.
1. Thực trạng vấn đề: (Thuận lợi, khó khăn, hạn chế, những yêu cầu cần đặt ra, đạt được...)
1.1. Thực trạng:
Qua nhiều năm làm Tổng phụ trách của Tiểu học Trung Hưng 1. Bản thân tôi tự nhận thấy hoạt động phong trào đội của đơn vị trường còn nhiều hạn chế như: các em trong Ban Chỉ Huy liên chi Đội chưa biết ghi sổ sách, chưa mạnh dạng trong việc báo cáo. Tôi tự hỏi là hoạt động đội chưa mạnh, chưa đạt kết quả cao là do đâu? Tôi luôn chăn chở với câu hỏi như thế và sau một thời gian tìm hiểu tôi đã tìm ra được những nguyên nhân sau: 
1.1.1 Về phía Ban Chỉ Huy liên chi đội:
+ Ban Chỉ Huy liên chi đội chưa làm đúng vai trò và trách nhiệm của người chỉ huy. Từng thành viên trong Ban Chỉ Huy liên chi đội chưa thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, chưa dám chịu trách nhiệm trước tập thể đội, Ban Chỉ Huy liên chi đội còn xem nhẹ vị trí của mình. 
+ Đội viên nắm vững kỹ năng chỉ đạt khoảng 50%, Ban Chỉ Huy chưa nắm được nội dung hoạt động, chưa hiểu sâu về kế hoạch hoạt động dẫn đến hoạt động đội trong trường chưa đạt kết quả cao.
1.1.2 Về phía giáo viên Tổng phụ trách Đội:
+ Tổng phụ trách chưa quan tâm đến công tác bồi dưỡng tập huấn Ban Chỉ Huy liên chi đội, chưa có kế hoạch cụ thể cho Ban Chỉ Huy liên chi đội hoạt động, chưa có nội dung tập huấn cụ thể để hướng các em hoạt động có hiệu quả.
+ Chưa phối hợp nhịp nhàng với giáo viên chủ nhiệm lớp và các đoàn thể khác trong nhà trường (chưa có kế hoạch phối hợp cụ thể).
+ Chưa làm tham mưu tốt với ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho đội hoạt động, chưa có góc đội, chưa có nơi ch Ban Chỉ Huy làm việc và nơi lưu giữ hồ sơ sổ sách của đội,phần lớn các em phải mang về nhà.
1.1.3. Về phía phụ huynh:
+ Chưa được sự quan tâm của phụ huynh học sinh, đa số phụ huynh chưa hiểu lợi ích của công tác đội, chỉ quan tâm đến việc học chủ yếu là biết đọc và biết viết, cho rằng hoạt động đội không quan trọng.
+ Ban Chỉ Huy liên chi đội là những em học lớp 4, lớp 5, các em thường xuyên nghĩ học để phụ giúp cha mẹ nhất là vào mùa cắt lúa. Có em thì giữ nhà có em thì phụ cha mẹ cắt lúa hoặc phải ở nhà nấu cơm, trông em.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn mong ước và gửi trọn niềm tin ở thế hệ trẻ. Người đã giành một tình yêu đặc biệt ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Mỗi con người trưởng thành đều xuất phát từ quá trình giáo dục mà nền tảng là những năm đầu bước chân vào bậc tiểu học. Chính vì vậy công tác nhi đồng được Đảng ta và Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới đáp ứng nhu cầu thời đại của đất nước.
1.2. Thuận lợi, khó khăn
1.2.1 Thuận lợi: 
 - Trường có điều kiện sân bãi rộng nên các em rất hăng say trong hoạt động văn hóa văn nghệ thể thao đặc biệt là hoạt động Sao nhi đồng.
- Tổng phụ trách đội trẻ, năng động, nhiệt tình nên thuận lợi cho công tác chỉ đạo hoạt động Đội.
- Đội ngũ giáo viên có tinh thần tập thể, đa số nhiệt tình và nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch mà Tổng phụ trách đội để ra. 
1.2.2 Khó khăn 
  - Công tác chỉ đạo công tác Phụ trách Sao nhi đồng phụ thuộc rất nhiều vào Tổng phụ trách và đội ngũ các chi đội. Khi tổng phụ trách tiến hành bồi dưỡng cho các em vào buổi chiều và ngày thứ bảy  (ngày nghỉ, các em thường phụ giúp công việc gia đình) nên các em đến không đầy đủ, chính vì vậy công việc tiến hành bồi dưỡng phụ trách Sao chưa thuận lợi.
1.3. Thành công, hạn chế
1.3.1 Thành công
- Công tác chỉ đạo hoạt động Sao nhi đồng đã góp phần cung cấp cho đội ngũ Phụ trách trong trường có thêm kiến thức, kỹ năng về Sao nhi đồng từ đó làm tốt công tác bồi dưỡng rèn luyện các em phấn đấu trở thành những đội viên tốt trong năm học tiếp.
- Các lớp nhi đồng được sinh hoạt nề nếp đảm bảo, ý thức, tác phong vững vàng, các em người đồng bào thiểu số hòa đồng gần gũi với người dân tộc Kinh, góp phần giáo dục đạo đức, nâng cao chất lượng học tập.
1.3.2 Hạn chế 
Nhìn chung việc chỉ đạo công tác Phụ trách sao nhi đồng ở trường Tiểu học chưa thực sự được coi trọng. Một số ít giáo viên chưa thực sự đầu tư.
1.4. Mặt mạnh, mặt yếu.
1.4.1 Mặt mạnh 
- Tổng phụ trách đội nhiệt tình, có năng lực giúp cho công tác chỉ đạo hoạt động Đội mang lại hiệu quả thiết thực, kịp thời.
- Phụ trách lớp nhi đồng (Giáo viên chủ nhiệm lớp) đa số tâm huyết với công tác trường lớp, yêu thương học sinh, tham gia tích cực trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Các em rất thích làm phụ trách Sao, rất thích được vui chơi nhảy múa nhất là học sinh dân tộc thiểu số.
1.4.2 Mặt yếu 
	Đội ngũ giáo viên về kỹ năng hoạt động sao nhi còn nhiều hạn chế, đội ngũ phụ trách sao (là những em lớp 4, lớp 5) chưa mạnh dạn, thiếu tự tin.
 Vì các em cùng  cấp học (lớp 4;5 chỉ hơn các em nhi đồng 2 tuổi)  các em còn nhỏ dễ nhớ hay quên còn lúng túng trong sinh hoạt với nhi đồng, chưa biết cách tổ chức cho nhi đồng sinh hoạt như thế nào cho phù hợp nên công tác chỉ đạo hoạt động sao nhi đồng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
2. Những giải pháp thực hiện: (Đánh giá tính khả thi, khảo sát nội dung thực hiện, thời gian quy trình)
2.1. Giải pháp thực hiện: 
a. Mục tiêu của giải pháp.
Để công tác chỉ đạo hoạt động sao nhi đồng đem lại hiệu quả, cần lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch phù hợp, sát với tình hình thực tế của trường. Đưa ra các giải pháp tích cực, các biện pháp cụ thể, nhiệm vụ của từng chức vụ trong hệ thống phụ trách Đội. 
Hoạt động Sao nhi đồng ở trường Tiểu học không phải là một việc làm dễ. Chính vì vậy công tác bồi dưỡng phụ trách Sao muốn có hiệu quả, cần có sự lựa chọn và phải biết cách bồi dưỡng, sử dụng tốt đội ngũ phụ trách sao, làm thế nào để có chất lượng tốt là câu hỏi mà Tổng phụ trách là người trăn trở và cũng là người có vai trò quyết định đến hiệu quả của hoạt động Sao nhi đồng toàn liên đội. Xuất phát từ mục tiêu đó, cần phải chỉ đạo ngay từ đầu năm công tác Sao nhi đồng.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Đầu năm, Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổng phụ trách đội phải tham gia tập huấn kỹ năng do Hội đồng đội tổ chức. Từ những kiến thức tập huấn được và vốn kiến thức tích lũy của bản thân, tổng phụ trách đội về trường tập huấn lại cho đội ngũ phụ trách chi đội và lớp nhi đồng (giáo viên) cùng với các em đội viên lớp 4,5 ( được chọn  phụ trách sao lớp 1 và lớp 2). Cần cung cấp cho đội ngũ phụ trách nhi đồng các nội dung sau:
* Giải pháp 1: Tuyên truyền những hiểu biết về sao nhi đồng trong tháng 10, sau khi Đại hội liên đội:
- Trong trường tiểu học, một lực chủ yếu và làm nòng cốt đó là Đội viên và nhi đồng trong đó, Đội là lực lượng dự bị của Đoàn. Phương thức và biện pháp giáo dục của Đội mang bản sắc riêng thể hiện là một lực lượng giáo dục của một tổ chức trẻ em, kết hợp với sự hướng dẫn của các anh, chị phụ trách. Vậy để hoạt động Đội được phát triển và đạt kết quả cao ta phải chú ý đến hoạt động Sao nhi đồng.
- Sao nhi đồng là hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi để giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy, hướng dẫn nhi đồng làm quen với sinh hoạt tập thể, giúp đỡ các em trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, mong muốn trở thành Đội viên TNTP Hồ Chí Minh. 
 - Mỗi Sao nhi đồng có một Đội viên TNTP làm phụ trách Sao, giúp đỡ nhi đồng vui chơi, sinh hoạt. Mỗi lớp nhi đồng có một chi đội TNTP giúp đỡ và một cán bộ phụ trách là giáo viên (cô giáo chủ nhiệm).
- Đối với các em lớp 1, 2, các anh chị phụ trách sao có tầm quan trọng đặc biệt. Có thể nói, phụ trách sao là “linh hồn” của sao. Thực tế cho thấy phụ trách sao giỏi là người giàu lòng nhiệt tình, năng động, có nghiệp vụ công tác Đội và có và có năng khiếu về một vài lĩnh vực hoạt động như múa hát, kể chuyện, trò chơi Ngược lại, nếu phụ trách sao năng lực kém sẽ làm cho hoạt động của nhi đồng tẻ nhạt, hiệu quả giáo dục không cao. Như vậy để duy trì được hoạt động sao nhi đồng có kết quả tốt phải có đầy đủ các phụ trách sao và phải bồi dưỡng các em theo một nội dung chương trình nhất định.   
* Giải pháp2: Lựa chọn các Đội viên làm phụ trách Sao theo các tiêu chuẩn
- Nhiệt tình, có hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi.
- Có khả năng diễn đạt, năng khiếu văn nghệ, yêu thích các em nhỏ.
- Học lực khá trở lên, mạnh dạn, ham học hỏi và hoạt động tập thể.
Trong quá trình lựa chọn phải có sự đánh giá của cô giáo chủ nhiệm, bản thân các em và sự tín nhiệm của các bạn trong lớp bầu ra.
* Giải pháp 3: Cách sắp xếp phụ trách Sao:
Cho các em Đội viên lớp 4 phụ trách nhi đồng lớp 2
Đội viên lớp 5 phụ trách nhi đồng lớp 1.
Sao nhi đồng khối 3 sinh hoạt theo hình thức tự quản.
* Giải pháp 4: Bồi dưỡng Phụ trách sao
- Ngay từ đầu năm Hiệu trưởng chỉ đạo cho Tổng phụ trách bồi dưỡng Phụ trách Sao, tập hợp các em học nội quy khi đi Phụ trách sao, tham gia lớp tập huấn do Liên đội tổ chức, thời gian tiến hành sau khi đại hội các chi đội và các lớp nhi đồng, tìm hiểu kỹ hơn về đối tượng mà các em sẽ phụ trách, giúp các em gắn bó, yêu thương các em nhỏ. 
- Bước đầu Tổng phụ trách giảng cho các em phụ trách Sao hiểu biết sơ bộ về đặc điểm tâm lý lứa tuổi nhi đồng:
+ Nhi đồng là những trẻ em hiếu động, ưa hoạt động, sự chú ý không được lâu. Vì vậy các hình thức hoạt động phải được thay đổi luôn để cuốn hút sự chú ý của các em.
+ Các em nhỏ tuổi, việc tham gia sinh hoạt tập thể còn khá mới mẻ, vì vậy tính rụt rè, nhút nhát là không thể tránh khỏi. Mặt khác, các em hay thắc mắc vê những gì diễn ra xung quanh, vì vậy, phụ trách sao phải tìm hiểu để có thể giải thích cho các em rõ.
+ Các em hay mách những lỗi bạn mắc phải. Đây là hình thức phê bình của nhi đồng, phụ trách Sao phải phân tích, giải thích rõ ràng sự việc cho các em hiểu, không nên bỏ qua.
+ Các em thường bắt chước những cử chỉ, hành động, lời nói của anh, chị phụ trách vì vậy Phụ trách Sao phải là tấm gương tốt cho các em noi theo.
* Giải pháp 5: Hướng dẫn cụ thể nội dung.
- Trước hết, nhi đồng cần nắm được Bài hát truyền thống. Cần tập cho các em học thuộc bài hát truyền thống của Nhi đồng là "Nhanh bước nhanh nhi đồng"  nhạc và lời  của nhạc sĩ Phong Nhã .
Bài hát "Nhanh bước nhanh nhi đồng" 
                                                            Nhạc và lời: Nhạc sĩ Phong Nhã
Nhanh bước nhanh nhi đồng, theo cờ đón sao vàng, kìa lời gió ngàn kìa lời sông núi, kìa lời gió ngàn, kìa lời sông núi. Nhắc nhở em rằng tuy mình đang còn thơ ấu. Nhưng chúng em kết đoàn. Chăm học chăm làm cho ngoan, Tập tành sao thân hình em được nở nang. Trở nên những người lao động vinh quang. Em kính yêu vâng lời nhớ ơn Bác Hồ. Yêu hòa bình, yêu nước Việt Nam. 
- Học lời hứa nhi đồng:
"Vâng lời Bác hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan, trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu" 
- Sau khi các em nắm được bài hát truyền thống và lời hứa nhi đồng, cần phối hợp với giáo viên hát nhạc tập cho các em một số bài hát, bài đồng dao khác dễ nhớ, dễ thuộc phù hợp với nhi đồng. 
* Tiếp theo tổng phụ trách đội cần hướng dẫn các em các bước tiến hành  sinh hoạt Sao theo 8 chủ điểm phù hợp với các chủ đề hàng tháng.
- 8 chủ điểm theo từng tháng đó là:
+ Con ngoan
+ Trò giỏi
+ Khỏe mạnh - sạch sẽ 
+ Lời nói hay - Cử chỉ đẹp 
+ Yêu Sao - yêu Đội 
+ Tay xinh - Tay khéo
+ Em yêu quê hương
+ Làm theo lời Bác.
- Các bước tiến hành sinh hoạt Sao: gồm 5 bước.
* Bước 1: Ổn định tổ chức: Hát một bài, ổn định nề nếp
* Bước 2:  Kiểm tra thi đua: học tập; đạo đức, vệ sinh  (cần nhận xét để khen, nhắc nhở sau kiểm tra)
* Bước 3: Sinh hoạt theo chủ điểm
- Giới thiệu chủ điểm
- Nội dung chủ điểm. Hát-múa-kể chuyện, hái hoa dân chủ; chơi trò chơi 
* Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt. Khen những em thực hiện tốt, dành nhiều thành tích cao, mạnh dạn trong sinh hoạt.
* Bước 5: Dặn dò, chuẩn bị tìm hiểu về chủ đề tuần sau
Đó là 5 bước tiến hành một buổi sinh hoạt Sao mà TPT đội hướng dẫn cho các em phụ trách sao thực hiện. 
Ngoài ra cần hướng dẫn cho các em biết một số kiến thức về hát múa theo chủ điểm, chủ đề như kể chuyện, trò chơi, các nghi 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_boi_duong_trong_cong_tac_chi.docx